Vai trò của cha mẹ (hay người chăm sóc chính) đối với sự phát triển của trẻ

Cha mẹ và người chăm sóc rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Cha mẹ và người chăm sóc cần đảm bảo trẻ được khỏe mạnh và an toàn, trang bị cho trẻ các kỹ năng và nguồn lực để thành công khi trưởng thành, đồng thời truyền tải các giá trị văn hóa cơ bản cho các em. Cha mẹ và người chăm sóc dành cho con cái họ tình yêu thương, sự chấp nhận, đánh giá cao, khuyến khích và chỉ dẫn. Họ mang cho trẻ bối cảnh gần gũi nhất để nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ khi chúng phát triển nhân cách và bản sắc cũng như khi chúng trưởng thành về thể chất, nhận thức, tình cảm và xã hội.

Trẻ sơ sinh và thời thơ ấu

Trẻ nhỏ nếu được đáp ứng một cách nhanh chóng và ấm áp (như: được cho ăn, thay tã, bế/nằm nôi và dỗ dành) sẽ đạt được mục tiêu phát triển quan trọng – sự gắn bó. Sợi dây tình cảm này giữa bố mẹ và con cái là cần thiết để có mối quan hệ bố mẹ-con cái lành mạnh, và cũng mở rộng cho cho mối quan hệ giữa những đứa trẻ, anh chị em của chúng và những thành viên khác trong gia đình (ví dụ ông bà, cô/chú v.v…) và người chăm sóc. Khi trẻ sơ sinh gắn bó thành công với bố mẹ hay người chăm sóc của chúng, trẻ học được việc tin rằng thế giới bên ngoài là nơi chào đón chúng và trẻ có nhiều khả năng khám phá và tương tác với môi trường xung quanh. Đây là những điều đặt nền tảng cho sự phát triển hơn nữa về mặt xã hội, cảm xúc và nhận thức.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mối quan hệ giữa cha mẹ hay người chăm sóc với trẻ cho rằng
– Sự ấm áp, cởi mở và giao tiếp;
– Bao gồm các giới hạn thích hợp;
– Có lý lẽ cho các quy tắc về hành vi có liên quan đến lòng tự tôn cao hơn, thành tích học tập tốt hơn và ít kết quả tiêu cực hơn như trầm cảm hoặc sử dụng ma túy ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Ngoài ra, sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong việc nuôi dạy con cái có liên quan chặt chẽ đến thái độ, tín ngưỡng, truyền thống và giá trị của nền văn hóa hoặc nhóm sắc tộc cụ thể mà gia đình trẻ thuộc về. Những thực hành nuôi dạy con cái này cũng liên quan đến cả bối cảnh kinh tế và xã hội của các gia đình nữa. Chẳng hạn, một nghiên cứu gần đây so sánh cách nuôi dạy con cái của cha mẹ người Mỹ gốc Hoa nhập cư với cha mẹ người Mỹ da trắng đã phát hiện ra rằng cha mẹ người Mỹ gốc Hoa thể hiện sự kiểm soát tốt hơn đối với hành vi của con cái họ, điều này có liên quan đến việc con cái họ ít gặp vấn đề về hành vi hơn. 

Trẻ vị thành niên

Khi trẻ đến tuổi vị thành niên, cha mẹ và người chăm sóc phải đối mặt với một loạt nhiệm vụ hoàn toàn mới đòi hỏi những cách tiếp cận mới để giải quyết nhu cầu thay đổi của trẻ. Trẻ em đang thay đổi cả về thể chất cũng như nhận thức và xã hội. Cha mẹ và người chăm sóc phải chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới trong mối quan hệ cha mẹ và con cái; thanh thiếu niên sẽ bắt đầu tách ra ở mức độ lớn hơn khỏi các mối quan hệ gia đình hiện có và tập trung nhiều hơn vào bạn bè và thế giới bên ngoài. Cuộc tìm kiếm sự độc lập và tự chủ lớn hơn này là một phần tự nhiên của quá trình phát triển ở tuổi thiếu niên. Cha mẹ và người chăm sóc phải tìm ra sự cân bằng tinh tế giữa việc duy trì mối quan hệ gia đình và cho phép thanh thiếu niên tăng quyền tự chủ khi chúng trưởng thành. Thanh thiếu niên cảm thấy được kết nối nhưng không bị ràng buộc bởi gia đình chúng sẽ có xu hướng phát triển.

Nghiên cứu cho thấy cha mẹ và người chăm sóc duy trì phong cách nuôi dạy con cái ấm áp, hợp lý lẽ và giao tiếp lẫn nhau sẽ nuôi dạy thanh thiếu niên có tỷ lệ hành vi năng lực xã hội cao hơn, sử dụng ít chất kích thích hơn, ít lo âu hay trầm cảm hơn. 

Đương đầu với nghịch cảnh

Sự hỗ trợ của cha mẹ, gia đình và người chăm sóc rất có giá trị trong việc giúp trẻ em và thanh thiếu niên đối phó với nghịch cảnh, đặc biệt nếu các em gặp phải sự kỳ thị hoặc thành kiến ​​liên quan đến các yếu tố như chủng tộc/sắc tộc, giới tính, khuyết tật, giới tính, cân nặng hoặc tình trạng kinh tế xã hội.

Ví dụ, nghiên cứu đã tìm thấy kết quả bảo vệ cho trẻ em da màu khi cha mẹ và người chăm sóc giáo dục chúng về phân biệt chủng tộc và thành kiến, đồng thời truyền tải cho chúng các giá trị văn hóa và niềm tin tích cực về di sản văn hóa và chủng tộc của chúng. Quá trình xã hội hóa chủng tộc này đã được chứng minh là giúp nâng cao lòng tự trọng, thành tích học tập và giảm trầm cảm ở thanh niên nhóm thiểu số.

Theo cách tương tự, thanh niên đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới nhận được sự quan tâm và chấp nhận từ các thành viên trong gia đình và người chăm sóc có nhiều khả năng thể hiện sự phát triển lành mạnh ở tuổi thiếu niên, ví dụ: tham gia tích cực với bạn bè đồng trang lứa, thể hiện quyền tự chủ cá nhân và hướng tới tương lai. 



Ông bà

Không nên bỏ qua vai trò của ông bà trong việc nuôi dạy những đứa trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc. Một nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng việc dành thời gian cho ông bà có liên quan đến các kỹ năng xã hội tốt hơn và ít vấn đề về hành vi hơn ở thanh thiếu niên, đặc biệt là những người sống trong gia đình cha hoặc mẹ đơn thân. Nghiên cứu này cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên có cha mẹ ly thân hoặc ly hôn coi ông bà là người bạn tâm tình và là nguồn an ủi. Trên thực tế, mối quan hệ hỗ trợ với các thành viên khác trong gia đình bên ngoài gia đình ruột thịt có thể dẫn đến sự điều chỉnh tốt hơn cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên. 

Nghi lễ trong gia đình

Nghi lễ gia đình cũng là công cụ cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên. Thói quen và nghi lễ gia đình là một phần quan trọng của cuộc sống gia đình đương đại. Trên thực tế, có bằng chứng mới cho thấy sức khỏe và trạng thái an lành của trẻ bị tổn thương khi các thành viên trong gia đình dành ít thời gian cho nhau hơn. Ví dụ, giao tiếp tốt giữa các thành viên trong gia đình trong bữa ăn gia đình có liên quan đến việc giảm các triệu chứng lo lắng và tình trạng hô hấp của trẻ. Giờ ăn gia đình cũng có thể mang đến thiết lập giúp củng cố các kết nối tình cảm. Cuối cùng, cách thức gia đình tổ chức giờ ăn, mức độ đều đặn của bữa ăn gia đình và giá trị mà gia đình đặt vào giờ ăn đều đặn của gia đình có thể cải thiện thói quen dinh dưỡng và cân nặng khỏe mạnh ở thanh thiếu niên.

Gia đình thường là những người đầu tiên nhận thấy các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở trẻ em do họ quan tâm mật thiết và theo dõi cuộc sống của con cái họ. Đặc biệt, cha mẹ và người chăm sóc đóng vai trò là người ủng hộ quan trọng và là đối tác thiết yếu trong việc phòng ngừa và điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần của trẻ em. Các nhà tâm lý điều trị các vấn đề về hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên luôn ưu tiên sự tham gia của gia đình vì điều này đã được chứng minh là sẽ thúc đẩy kết quả tích cực cho trẻ em và gia đình nói chung. 


Tài liệu tham khảo:

APA. (2007). Parents and Caregivers Are Essential to Children’s Healthy Development. Truy cập từ: https://bom.so/oy5Jz6


Tổng hợp: Nguyễn Thảo

Biên tập: Vân Anh & Lan Nguyễn


Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia

Vân Anh Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang