Giới thiệu về đồ chơi Fidget

Bài viết này sẽ giới thiệu về vài loại đồ chơi giúp giảm bồn chồn (fidget toy). Rất có thể bạn đã chơi, nhìn thấy hoặc nghe nói về Fidget Spinner – món đồ chơi đã bùng nổ tại nhiều nơi vào mùa hè năm 2017 và trở thành tâm điểm của giới trẻ. Tuy vậy, các đồ chơi fidget đã tồn tại từ lâu. Từ những quả bóng baoding của Trung Quốc được tạo ra vào thế kỷ 14 đến những hạt giúp giảm lo lắng của người Hy Lạp được gọi là kompoloi được các tu sĩ sử dụng cách đây 800 năm cho đến những con quay và khối lập phương ngày nay, luôn có những lối thoát cho nhu cầu giải tỏa bồn chồn vô độ của con người.

Đồ chơi fidget là gì?

Fidget là bất kỳ loại đồ vật nào mà mọi người sử dụng để giúp họ duy trì sự tập trung vào một thứ khác. Như được mô tả chi tiết hơn trong video dưới đây, fidget là một dạng cơ chế đối phó.

Khoa học vẫn chưa tìm ra lý do tại sao fidget có tác dụng. Một giả thuyết được đặt ra là các fidget chiếm “sự chú ý nổi (floating attention)” của chúng ta. Tất cả chúng ta đều có dạng “chú ý nổi” này, tức là một chút sự chú ý bị đặt ra ngoài hoạt động chính của chúng ta, bất kể ta đang làm gì. Đối với một số người, sự chú ý nổi của họ không được điều chỉnh tốt và bị trải rộng ra nhiều hoạt động không hữu ích. Sử dụng fidget mang lại cho “sự chú ý nổi” một cái gì đó để tập trung vào, cho phép bạn tập trung tốt hơn vào mục đích chính.

Trong bài báo “Chứng cứ khoa học đằng sau cơn sốt Fidget Spinner”, Bruce Lee của Forbes.com đưa ra 5 lý thuyết về lý do tại sao fidget có tác dụng:

  1. Fidget chiếm phần não khiến các phần não còn lại bị phân tâm bằng những suy nghĩ ngẫu nhiên (tức là sự chú ý nổi của bạn).
  2. Vận động cơ thể là một phần của quá trình suy nghĩ và diễn đạt, do đó các fidget giúp ích cho quá trình đó.
  3. Việc dùng fidget có tác dụng như một « nghi thức » nhỏ mang lại những lợi ích như sự quen thuộc, cấu trúc và khả năng dự đoán.
  4. Việc dùng fidget có thể tạo ra một sự gắn bó về tình cảm với vật fidget, có thể được dùng như một vật ủy nhiệm tạm thời cho một sự gắn bó thực sự với một người.
  5. Việc dùng fidget có thể là một cách để duy trì một số chuyển động thể chất trong lối sống ngày càng ít vận động của chúng ta.

Bất kể nghiên cứu khoa học đằng sau fidget và sự duy trì khả năng chú ý của bạn có thế nào, chúng tôi đã nhận thấy khi làm việc với những người trẻ bị tổn thương rằng fidget còn mang lại những lợi ích đáng kể khác. Cho dù đó là để đối phó về vấn đề mất tập trung, xoa dịu, hoạt động thể chất hay tương tác xã hội, fidget có thể là một công cụ có giá trị trong hộp công cụ giúp đối phó của một người trẻ.

https://youtu.be/71PB_Rulk5M

Cách thức hoạt động của Fidgets

Có mọi kiểu fidget khác nhau, từ fidget spinner phổ biến đến cách thức rất phổ biển là bấm bút bi hay bút chì kim.

Lexi Walters Wright. từ Understood.org đã xác định sáu loại fidget khác nhau dựa trên cách thức hoạt động của chúng nhằm giúp mọi người tập trung và bình tĩnh:

  • Calming Fidgets (Fidget giúp làm bình tĩnh) “giúp những người trẻ cần giúp đỡ cảm thấy ổn định để họ có thể duy trì sự chú ý của mình”. Danh mục này bao gồm các đồ vật như Gậy Wiki, que bông cọ ồng hút, ốc và bu lông bằng nhựa, vòng đeo tay cuộn và móc chìa khóa và miếng đệm có trọng lượng nặng.
  • Alerting Fidgets (Fidget giúp cảnh giác) giúp những người trẻ cần một chút màu sắc, tiếng ồn hoặc ánh sáng để giúp họ tập trung. Danh mục đồ chơi này bao gồm Klicks, Pop Tubes, con quay và quả cầu phát sáng với màu sắc thay đổi.
  • Chewy Fidgets (fidget nhai được) – đây là những món đồ dành cho những trẻ em tập trung tốt hơn khi miệng chúng bận rộn. Danh mục này bao gồm cái bịt đầu bút chì nhai được và dây đeo cổ có miếng silicon nhai được.
  • Resistance Fidgets (fidget có kháng lực) dành cho những trẻ cần được bận rộn với động tác đẩy, kéo hoặc bóp. Danh mục này bao gồm quả bóng giảm căng thẳng, đồ chơi mềm nhỏ (squishy), bóng và đĩa từ tính.
  • Tactile Fidgets (Fidget cho sự chạm) là những thứ có các kết cấu khác nhau để giúp người ta tập trung. Koosh Ball (và tất cả các đồ chơi nhái với nó) có thể là món đồ chơi nổi tiếng nhất trong thể loại này, bao gồm bọt để chơi, slime, cát vận động học, đồ chơi bóp bằng cao su, hạt pop và dải khóa dán velcro.
  • Fidget phổ biến là hạng mục cuối cùng dành riêng cho món đồ chơi phổ biến nhất – con quay fidget spinner.

Fidget là một công cụ và là một cách tuyệt vời để giúp trẻ em đối phó, nhưng đôi khi việc sử dụng chúng có thể vượt quá tầm kiểm soát. Nếu điều đó xảy ra với con của bạn, có thể bạn nên xem xét một thứ gọi là “hợp đồng fidget” do understood.org lập ra giúp giải quyết tình huống này.

Các loại Fidget

Fidget có đủ loại hình dạng, kích cỡ và chủng loại. Hệ thống phân loại ở trên dựa trên nhu cầu được fidget đáp ứng khá ổn, nhưng chúng tôi muốn nhóm chúng dựa trên cách chúng thực sự phát huy tác dụng:

  • Chất lỏng : Những fidget lỏng này sử dụng đặc tính lỏng để thu hút sự chú ý.
  • Từ tính : Nam châm rất thú vị và cũng rất thu hút sự chú ý. Các fidget này bao gồm các thành phần có từ tính.
  • Có thể điều khiển được : Cho dù chúng là dây chuyền, hình khối hay uốn lượn, những fidget này được sử dụng bằng cách điều khiển và di chuyển các bộ phận của chúng.
  • Câu đố/xếp hình : Một mục đích của trò chơi là làm cho đôi tay của bạn bận rộn. Những trò chơi này ở dưới dạng một câu đố cần được giải.
  • Có kháng lực : Các fidget này là để uốn nắn, bóp, kéo và đẩy, và sẽ có kháng lực.
  • Con quay: Không chỉ có fidget spinner, còn có rất nhiều loại fidget khác nhau thu hút sự chú ý bằng cách quay.
  • Xúc giác : Những fidget này có hiệu quả vì cảm giác chúng đem lại.
  • Old School : Fidget không phải là đồ vật mới xuất hiện, và danh mục này có thể cho bạn cảm giác hoài cổ một chút.
  • Khác : Một số fidget khó phân loại.

Nguồn: https://hope4hurtingkids.com/emotions/coping-skills/fidgets-101-introduction/
Vân Anh dịch, biên tập và trình bày
Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia

Vân Anh Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang