Những câu nói tích cực khuyến khích ta và giúp ta đối phó với những khoảng thời gian khó khăn hay đau buồn.Ta có thể nói những lời khích lệ này với chính mình, và là nhà khai vấn của chính chúng ta. Tất cả chúng ta đều đã sống sót qua một số thời điểm rất đau khổ, và ta có thể sử dụng những kinh nghiệm đó để động viên chính mình vượt qua những khó khăn hiện tại.
Ví dụ về suy nghĩ đối phó có thể là:
- Hãy dừng lại và hít thở, tôi có thể làm được điều này
- Điều này sẽ trôi qua
- Tôi có thể lo lắng/tức giận/buồn bã và vẫn giải quyết được vấn đề này
- Tôi đã làm điều này trước đây và tôi có thể làm lại
- Điều này khiến tôi cảm thấy tồi tệ, đó là một phản ứng bình thường của cơ thể – nó sẽ qua
- Điều này khiến tôi cảm thấy tồi tệ, và cảm giác rất thường bị sai
- Đây chỉ là những cảm giác, chúng sẽ mất đi
- Điều này sẽ không kéo dài mãi mãi
- Đau ngắn hạn để thành tựu dài lâu
- Tôi có thể cảm thấy tồi tệ nhưng vẫn chọn theo một hướng đi mới và lành mạnh
- Tôi không cần phải vội vàng, tôi có thể làm mọi việc từ từ
- Tôi đã sống sót trước đây, và giờ đây tôi cũng sẽ sống sót
- Tôi cảm thấy như vậy vì những trải nghiệm trong quá khứ của tôi, nhưng hiện tại tôi vẫn an toàn
- Cảm thấy theo cách này không sao cả, đó là phản ứng bình thường
- Hiện tại, tôi không gặp nguy hiểm. Ngay bây giờ, tôi an toàn
- Tâm trí của tôi không phải lúc nào cũng là bạn của tôi
- Suy nghĩ chỉ là suy nghĩ – chúng không nhất thiết phải đúng hoặc thực tế
- Điều này thật khó và không thoải mái, nhưng nó chỉ là tạm thời
- Tôi có thể sử dụng các kỹ năng đối phó của mình và vượt qua điều này
- Tôi có thể học hỏi từ điều này và lần sau sẽ dễ dàng hơn
- Hãy giữ bình tĩnh và tiếp tục
Viết ra một suy nghĩ đối phó hoặc tuyên bố tích cực cho mỗi khó khăn hoặc tình huống đau khổ – điều gì đó bạn có thể nói với bản thân nhằm giúp bạn vượt qua. Viết chúng lên một thẻ và mang nó theo trong túi hay ví của bạn để giúp nhắc nhở bạn.
Tình hình khó khăn hoặc đau khổ | Suy nghĩ đối phó/Tuyên bố tích cực |
Nguồn: www.getselfhelp.co.uk. Carol Vivyan 2011. Được phép sử dụng cho mục đích trị liệu.
Vân Anh dịch, biên tập và trình bày
Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia