Thơ ca – liều thuốc chữa lành cho tâm hồn

Tổng quan về liệu pháp chữa lành bằng thơ ca

I. Sự kết nối giữa thơ và tâm lý con người

Richard Milne mô tả thơ như một Nhà sử gia thiêng liêng của trái tim (Sacred historian of the heart), hay là một Đức chúa của bản chất trong đạo đức (Moral nature’s lord).

Giống như trong quá trình phân tích giấc mơ, một chuyên gia phân tích có thể đào sâu vào trong tâm khảm của nhà thơ sau khi đã luồn lách qua những mê cung của những cụm từ, ẩn dụ, hình ảnh và biểu tượng.

Một số người viết trong xúc cảm đau đớn và thất vọng, một số cháy rực trong lửa tình hay trong một cơn giận sục sôi tựa như nham thạch. Một bài phân tích thơ đưa cho ta một bức tranh tổng quát về trái tim của người chắp bút nên bài thơ đó.

II. Liệu pháp chữa lành bằng thơ là gì?

Liệu pháp chữa lành bằng thơ có nhiều điểm tương đồng trong cách thực hiện với liệu pháp chữa lành bằng việc vẽ tranh. Thân chủ tham gia trị liệu bằng cách viết thơ, nhằm thúc đẩy cảm giác hạnh phúc và chữa lành bên trong.

Khi thân chủ viết thơ tự sự (thơ kể lại về chính cuộc đời mình, quá khứ, những gì đã trải qua), họ cần đưa vào trong thơ nguyên nhân và kết quả của một sự việc. Họ đã tác động thế nào vào sự việc đó, hay những yếu tố khác đã ảnh hưởng thế nào để cho ra kết quả như hiện tại?

Thơ thường được sử dụng đồng thời với trị liệu vì cuộc sống thiên biến vạn hoá mỗi ngày của chúng ta có thể dễ dàng thể hiện thông qua thơ, nhờ vào sự sinh động của ngôn ngữ.

III. Mục đích của pháp chữa lành bằng thơ

  • Phát triển tính chính xác và hiểu biết trong nhận thức về bản thân và người khác.
  • Phát triển khả năng sáng tạo, thể hiện bản thân và nâng cao lòng tự trọng cá nhân.
  • Tăng cường kỹ năng giao tiếp với chính mình và với các cá nhân khác.
  • Giải tỏa căng thẳng.
  • Tìm ra ý nghĩa mới của mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống.
  • Thúc đẩy sự thay đổi, tăng cường các kỹ năng ứng phó với các sự kiện trong cuộc sống.

IV. Những tình trạng nào có thể được điều trị bằng liệu pháp thơ?

Một nghiên cứu năm 2012 đã liên kết liệu pháp thơ ca với lòng tự trọng, khả năng giải quyết vấn đề và xây dựng nhóm tốt hơn ở những trẻ em có nguy cơ. Một nghiên cứu khác cho thấy kỹ thuật này làm tăng hy vọng và cải thiện tâm trạng ở những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú, trong khi một bài báo trên tạp chí năm 2009 cho thấy viết thơ có thể giúp phụ nữ đối phó với nỗi buồn liên quan đến chứng vô sinh.Liệu pháp thơ ngoài ra cũng có thể được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề và tình trạng khác nhau, ví dụ như:

  • Phiền muộn
  • Ý nghĩ tự tử
  • Căng thẳng sau chấn thương
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện
  • Những tác động của lạm dụng
  • Vấn đề hôn nhân
  • Đau buồn sau khi mất một người thân yêu

“Nó không chỉ được sử dụng cho người lớn hoặc trong việc điều trị cá nhân,” Nicholas Mazza, Tiến sĩ, giáo sư danh dự về công tác xã hội tại Bang Florida cho biết. “Tôi đã sử dụng nó đối với những cặp vợ chồng, và cho cả mối quan hệ giữa gia đình và con cái”. Nó cũng được sử dụng với thanh thiếu niên, các nhóm, cũng có thể được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm trường học, bệnh viện và nhà tù.

Mặc dù không có nhiều nghiên cứu quy mô lớn, nhưng đã có nhiều bằng chứng sống cho thấy liệu pháp thơ ca rất hữu ích đối với nhiều người.

Bản thân Mazza đã sử dụng thơ để nói về cái chết của con trai mình, người bị tai nạn xe hơi gây tử vong vào năm 2005. Ông cho rằng, đối với nhiều người, liệu pháp thơ có thể ít đáng sợ hơn liệu pháp trò chuyện truyền thống.

V. 3 mô hình/phương pháp chữa lành bằng thơ

1. Sử dụng yếu tố thụ cảm/các quy tắc trong phần dạo đầu/giới thiệu của sản phẩm trị liệu.

Một trong những kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng trong liệu pháp thơ là đọc một bài thơ hoặc chơi một bài nhạc trước nhóm trị liệu và khuyến khích họ phản ứng. Khúc dạo đầu/Lời giới thiệu của bài thơ, hoặc bài hát đó có thể kết nối được với chủ đề của buổi trị liệu hoặc cho phép thành viên trong nhóm có thể kết nối cảm xúc với chúng. Những bài nhạc và khổ thơ đóng vai trò là chất xúc tác để những thành viên trong nhóm có thể bộc lộ mục tiêu, cảm xúc và ý tưởng của chính mình. Nhóm có thể tham khảo những bài hát, bài thơ có sẵn để có cái nhìn trực quan.

2. Sử dụng các yếu tố biểu cảm/sáng tạo trong việc trị liệu bằng viết sáng tạo.

Sử dụng viết sáng tạo là một kĩ thuật thường được sử dụng bởi những nhà trị liệu bằng thơ. Viết sáng tạo cung cấp cho thân chủ ý niệm về việc thể hiện cảm xúc và đạt được cảm giác ổn định cùng với sự tự nhận thức cao hơn. Nhà trị liệu bằng thơ có thể sử dụng những bài tập viết miễn phí hoặc có sẵn để sử dụng cho thân chủ.

3. Sử dụng yếu tố biểu tượng/nghi lễ.

Đây là việc sử dụng phép ẩn dụ, kể chuyện (storytelling) và các nghi thức làm công cụ trị liệu giúp mọi người truyền đạt những cảm xúc và trải nghiệm khó khăn.[Mô tả phương pháp phỏng theo “Liệu pháp thơ: Lý thuyết và Thực hành”, Nicholas Mazza (2003)]

VI. Thực hành đối với nhà tham vấn

Nếu bạn là một nhà tham vấn tâm lý, có một số cách để giúp thân chủ của bạn tham gia vào quá trình sáng tác thơ:

  • Khuyến khích họ viết nhật kí và đánh dấu các mục quan trọng.
  • Ghi lại các từ quan trọng trong dòng thơ có chứa nhiều cảm xúc.
  • Yêu cầu họ kể những câu chuyện trong các bài thơ hoặc chọn chủ đề.
  • Khuyến khích họ thể hiện hình ảnh thông qua thơ.
  • Gợi ý họ đọc bài thơ của mình lên và sửa những lỗi trong giai điệu đọc của họ.

VII. Một số link sách tham khảo thêm cho bạn đọc:

  1. Poetry Therapy: Theory and Practice https://www.routledge.com/Poet…/Mazza/p/book/9781138812574
  2. Poetry Therapy Seminar Guide: Conquering Adversity Through Verse https://toddharrisfries.weebly.com/…/poetry_therapy…
  3. A look at poetry therapy https://www.sciencedirect.com/…/abs/pii/S019745569600055X

————–

Trình bày: Quỳnh Nhi

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.psychologytoday.com/…/the-power-poetry-therapy
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2902099/
  3. https://toddharrisfries.weebly.com/…/poetry_therapy…
  4. https://www.insider.com/poetry-therapy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ

Vân Anh Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang