Thành kiến ​​”Tự bồi đắp” trong Tâm lý học xã hội

Lỗi quy kết cơ bản (Fundamental attribution error – FAE) thể hiện xu hướng kép đối với việc mọi người đánh giá quá cao các yếu tố theo xu hướng (đổ lỗi hoặc tín nhiệm một người) và đánh giá thấp các yếu tố tình huống (đổ lỗi hoặc tín nhiệm môi trường) khi tìm kiếm nguyên nhân của một số hành vi hoặc kết quả.

Thành kiến ​​”Tự bồi đắp”

Một trong những phát hiện đáng kinh ngạc nhất trong nghiên cứu của College Bowl là đánh giá tiêu cực của các thí sinh về khả năng của chính họ.

Điều này cho thấy rằng mọi người sẽ thực hiện FAE ngay cả khi nó gây hại cho họ. (Trên thực tế, một lý thuyết về nguồn gốc của bệnh trầm cảm cho thấy rằng những người trầm cảm đưa ra quá nhiều quy kết tiêu cực cho bản thân họ thay vì lấy nguyên nhân từ tình huống.) Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mọi người lại làm điều ngược lại — quy kết của họ sai theo hướng tự phục vụ. Thành kiến ​​tự bồi đắp (self-serving bias) dẫn mọi người đến việc ghi nhận những thành công của họ trong khi phủ nhận hoặc giải thích để phủi đi trách nhiệm cho những thất bại của họ. Trong nhiều tình huống, mọi người có xu hướng đưa ra các quy kết theo xu hướng cho sự thành công và theo tình huống khi quy kết cho thất bại (Gilovich, 1991): “Tôi nhận được giải thưởng vì tôi có khả năng” ; “Tôi thua vì cuộc thi đã bị gian lận từ đầu.”

Trong ngắn hạn, những mô hình quy kết này có thể tốt cho lòng tự tôn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là cần ý thức chính xác về những sức mạnh mang tính nhân quả đang vận hành trong đầu ra cuộc sống của bạn. Hãy xem xét cách bạn hành xử trong lớp học. Nếu bạn nhận được điểm cao, bạn sẽ quy kết như thế nào? Nếu nhận được một điểm thấp thì sẽ ra sao?

Nghiên cứu đã chứng minh rằng sinh viên có xu hướng quy điểm cao nỗ lực của chính họ và điểm thấp cho các yếu tố bên ngoài (McAllister, 1996). Trên thực tế, các giáo sư cũng cho thấy cùng một khuôn mẫu — khi sinh viên thành công thì họ quy kết trách nhiệm ở chính mình còn thất bại thì không phải ở họ.

Nếu bạn không nghĩ về những nguyên nhân bên ngoài dẫn đến thành công của mình (ví dụ: “Kỳ thi đầu tiên thật dễ dàng”), lần sau bạn có thể không học đủ; nếu bạn không nghĩ về nguyên nhân thất bại theo xu hướng (ví dụ: “Lẽ ra tôi không nên ở lại bữa tiệc đó quá lâu”), bạn cũng có thể không bao giờ biết học tập đủ chăm chỉ.

Phần cuối cùng gợi ý rằng những người từ các nền văn hóa khác nhau có cảm giác về bản thân và các yếu tố khác có sự phụ thuộc lẫn nhau thì ít có khả năng bị rơi vào lỗi quy kết cơ bản hơn. Bởi vì họ nghĩ nhiều hơn về tình huống hơn các cá nhân (ngay cả khi họ là cá nhân), các thành viên của các nền văn hóa phương Đông cũng ít có khả năng thể hiện thành kiến ​​tự tự bồi đắp. Hãy xem xét một nghiên cứu trong đó sinh viên từ Hoa Kỳ và Nhật Bản nhớ lại các trường hợp về thành công và thất bại, chẳng hạn như thời điểm mà họ nhận được xếp loại tốt hơn bình thường (Imada & Ellsworth, 2011).

Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các sinh viên đưa ra các quy định về nguyên nhân của các sự kiện mà họ nhớ lại được. Sinh viên Hoa Kỳ đã cho thấy thành kiến ​​tự bồi đắp, ví dụ, khi thành công thì quy kết cho bản thân nhiều hơn và quy kết cho tình huống khi thất bại.

Các sinh viên Nhật Bản không thể hiện khuôn mẫu mạnh mẽ đó.

Các sinh viên cũng kể lại những cảm xúc mà họ đã trải qua. Về hoàn cảnh mà sinh viên Hoa Kỳ nhớ lại là có cảm giác tự hào, sinh viên Nhật Bản nhớ lại là cảm thấy may mắn.

Tại sao cách quy kết của bạn lại quan trọng đến thế?

Hãy nhớ lại ví dụ về người bạn đi học muộn của bạn. Giả sử, vì bạn không tìm kiếm thông tin về tình huống, bạn quả quyết là anh ta không thực sự muốn trở thành bạn của bạn. Có thể niềm tin không chính xác đó sẽ thực sự khiến người đó không còn thân thiện với bạn trong tương lai nữa? Để giải quyết câu hỏi đó, cần đặt câu hỏi về sức mạnh của niềm tin và kỳ vọng trong việc xây dựng thực tại xã hội.

Vân Anh dịch và tổng hợp

Nguồn: Tâm lý học và đời sống, Richard J. Gerrig, Philip G. Zimbardo, bản in thứ 16, 2002, Pearson Education Inc, bản dịch 2020 của Van Lang Culture JSC. Người dịch Kim Dân

Psychology and life, Richard J. Gerrig, 20th Edition, 2013, Pearson Education Inc

Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia

Vân Anh Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang