Làm thế nào để củng cố sự tự giác của con bạn?

Giúp trẻ xây dựng lòng tự tôn mạnh mẽ là một trong những công việc quan trọng nhất của cha mẹ. Cha mẹ là những người quan trọng nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ. Họ là những người có ảnh hưởng lớn nhất đến cảm nhận của một đứa trẻ về mình và là nguồn an toàn thoải mái của trẻ.

Cha mẹ là người giúp con cái tìm ra cách chúng nhìn nhận bản thân. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải thực hành yêu thương chấp nhận đối với con cái của mình. Đổi lại, trẻ sẽ học được cách chấp nhận bản thân.

Trẻ em thường tìm kiếm sự chấp thuận của cha mẹ để cảm thấy được chấp nhận. Khi cha mẹ chấp nhận con cái của mình và thực sự coi trọng, đánh giá cao chúng, họ sẽ thúc đẩy sự phát triển lòng tự tôn lành mạnh. Nếu một đứa trẻ không nhận được sự chấp nhận này, khi trưởng thành, nó sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chấp nhận bản thân.

Chúng ta phải ghi nhớ rằng trẻ em học hỏi từ cha mẹ, và phản ứng từ cách phản ứng của cha mẹ. Nếu những phản hồi này thể hiện tình yêu thương, tình cảm và sự an toàn, trẻ sẽ biết rằng mình quan trọng và được yêu thương. Đây sẽ là những bài học đầu tiên về giá trị và lòng tự tôn tích cực của trẻ. Nếu những phản hồi này thể hiện sự thiếu đánh giá cao hoặc thờ ơ, trẻ sẽ tin rằng mình không được yêu thương, và điều này có thể gây ra cảm giác tuyệt vọng.

Cha mẹ phải chấp nhận con cái của mình một cách vô điều kiện, đánh giá cao tính cách độc đáo và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của chúng. Nếu cha mẹ tập trung vào việc chúng ta muốn con mình trở thành người như thế nào và hy vọng đứa trẻ sẽ giống như mình khi lớn lên, chúng ta đang tạo ra một lý tưởng cứng nhắc mà con cái sẽ cảm thấy cần phải tuân theo.

Để trẻ cảm thấy được lắng nghe, cha mẹ phải thể hiện sự quan tâm đến trẻ. Khi chúng ta lắng nghe ai đó, thông điệp mà chúng ta gửi đến họ là họ quan trọng và những gì họ nói khiến chúng ta quan tâm.

Nhận biết và xác thực cảm xúc của trẻ là điều cơ bản. Nếu chúng ta phân loại cảm xúc của con là “xấu” hoặc chúng ta khiến con kìm nén hoặc phủ nhận cảm xúc của mình, kết quả có thể dẫn đến lòng tự tôn thấp, hành vi thiếu chân thành, mất khả năng kết nối với cảm xúc và khiến con im lặng.

Nói cho trẻ biết chúng phải cảm thấy thế nào, so sánh chúng với những người khác, đáp lại chúng bằng những lời chế giễu hoặc mỉa mai, phủ nhận cảm xúc của chúng hoặc sử dụng những lời đe dọa và trừng phạt như một hậu quả cho những gì chúng cảm thấy, là những phản ứng phổ biến của cha mẹ đối với con mình và điều này khiến trẻ cảm thấy cô lập và phủ nhận tình cảm của họ.

Để giúp con cái học cách chấp nhận và bày tỏ mọi cảm xúc, chúng ta phải:

– Khuyến khích con bày tỏ cảm xúc của mình trong một môi trường an toàn và được chấp nhận.

– Giúp con tìm ra những cách khác nhau để thể hiện bản thân.

– Nói với con về những tình huống tương tự mà chúng ta cũng cảm thấy như con, để củng cố ý tưởng rằng chúng ta hiểu con.

– Hãy là một hình mẫu tốt khi đối mặt với cảm xúc mạnh.

– Giúp con cảm thấy ổn trong những tình huống bị đánh bại hoặc bị lừa dối.

Ngôn ngữ của lòng tự trọng

Chúng ta không nên quên rằng một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà cha mẹ có để củng cố lòng tự trọng của con mình là ngôn ngữ .

Mỗi tương tác mà cha mẹ có với con cái có khả năng để lại ấn tượng lâu dài. Vì vậy, điều quan trọng là phải chú ý đến lời nói và giọng điệu được sử dụng khi nói với trẻ, đảm bảo sử dụng phong cách ngôn ngữ nâng cao lòng tự trọng.

Ví dụ, chúng ta phải cẩn thận để phân biệt giữa đứa trẻ và hành vi trong giao tiếp của chúng ta với chúng. Hơn nữa, chúng ta nên truyền đạt cảm giác của mình hoặc suy nghĩ của mình về những gì đã xảy ra. Cuối cùng, để khuyến khích lòng tự trọng, chúng ta phải thông báo sự công nhận đầy đủ về những gì đứa trẻ đang cảm thấy, do đó xác nhận trải nghiệm của chúng.

Là cha mẹ, công việc của chúng ta bao gồm trở thành người hướng dẫn và giáo dục các kỹ năng cần thiết để sống trên thế giới. Việc sử dụng kỷ luật đôi khi có thể là cần thiết, nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ, mục tiêu cuối cùng của chúng ta phải luôn là tạo ra một môi trường an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và độc lập.

Người dịch: Khánh Linh

Nguồn bài viết: https://exploringyourmind.com/strengthen-childs-self-esteem/

Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia

Khánh Linh Đoàn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang