Tiến trình, phương pháp và các chuyên gia cơ bản trong trị liệu tâm lý

Tiến trình trị liệu

Tiến trình trị liệu gồm bốn nhiệm vụ hay mục tiêu chính:

1.       Hoàn thành việc chẩn đoán (diagnosis) những dấu hiệu bất bình thường, có thể là xác định một cái nhãn phù hợp về mặt tâm thần cho vấn đề hiện tại (ở Hoa Kỳ là DSM-V hay ICD-11 ở châu Âu) và phân loại rối loạn đó.

2.       Chẩn đoán nguyên nhân bệnh học (etiology) – nghĩa là, xác định những nguồn gốc có thể của sự rối loạn đó và các triệu chứng là nhằm phục vụ chức năng nào.

3.       Đưa ra tiên lượng (prognosis) hay đánh giá diễn biến mà vấn đề sẽ gặp phải khi có hay không có sự điều trị.

4.       Kê đơn thuốc và thục hiện một số hình thức điều trị (treatment), một liệu pháp đuợc tạo ra nhằm làm giảm hay loại bỏ những triệu chứng khó chịu và có thể cả các nguyên nhân của chúng.

Các phương pháp trị liệu tâm lý (liệu pháp tâm lý) chính

Các liệu pháp sinh y (Biomedical) tập trung vào việc làm thay đổi cơ chế vận động của hệ thần kinh trung ương. Đuọc các bác sĩ tâm thần và nhiều y sĩ thực hiện rộng rãi, các liệu pháp này cố gắng thay đổi sự vận hành của não vổi sự can thiệp về mặt vật lý hay hóa học, gồm phẫu thuật, gây sốc bằng điện và thuốc tác động trực tiếp trên các khu vực liên kết giữa não và cơ thể.

Các liệu pháp tâm lý học đuợc gọi chung là Trị liệu tâm lý (Psychotherapy), tập trung vào việc thay đổi những hành vi khồng phù hợp mà con người đã học đuợc: ngôn ngữ, suy nghĩ, cách diễn giải và hồi đáp (feedback) vốn chỉ đạo các hoạt động hàng ngày của người đó trong cuộc sống. Các liệu pháp này đuợc các nhà tâm lý học lâm sàng cũng như các bác sĩ tâm thần thực hiện. Có bốn kiểu trị liệu tâm lý chính: tâm động học, hành vi, nhận thức và nhân văn-hiện sinh.

Cách tiếp cận tâm động học (psychodynamic) xem những đau khổ về tinh thần như các triệu chứng bên ngoài của những chấn thương và xung đột bên trong chưa được giải quyết. Các nhà trị liệu tâm động học chữa rối loạn tâm lý bằng cách “nói chuyện chữa lành (talking cure)”, qua đó họ giúp nguời bệnh phát triển sự hiểu biết về mổi quan hệ giữa các triệu chứng nhìn thấy được và những xung đột tiềm ẩn chua đuợc giải quyết có thể là nguyên nhân của những triệu chứng đó.

Liệu pháp hành vi (behavior therapy) xem bản thân các hành vi là các tác nhân rối loạn cần điều chỉnh. Các rối loạn đuợc xem như những mô hình hành vi đã học được hơn là các triệu chứng của bệnh tâm thần. Hành vi được chuyển đổi theo nhiều cách, gồm thay đổi các phương án dự phòng giúp củng cố các phản ứng được mong muốn và không được mong muốn, dập tắt những phản ứng bị điều kiện hóa và cung cấp các mô hình, cách thức giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Liệu pháp nhận thức (cognitive therapy) nỗ lực tái cơ cấu suy nghĩ của người bệnh bằng cách thay đổi những tuyên bố về bản thân (thường là méo mó) và được cho là nguyên nhân của một vấn đề người đó gặp phải. Việc cơ cấu lại các nhận thức này thay đổi cách một nguởi nhận định và lý giải những khó khăn, việc đó thường sẽ giúp người này đó đối mặt vói các vấn đề.

Các liệu pháp đến từ truyền thống nhân văn-hiện sinh (existential-humanistic) chú trọng vào các giá trị của bệnh nhân. Họ đuợc hướng trực tiếp tới việc tự hiện thực hóa (self-actưalization), phát triển tâm lý, sự phát triển của những mối quan hệ cá nhân ý nghĩa hơn và củng cố việc tự do chọn lựa. Họ có chiều hướng tập trung nhiều vào việc củng cố hoạt động của những người về cơ bản là khỏe mạnh, hơn là sửa đổi triệu chứng của những người bị rối loạn nghiêm trọng.

Dù từng kiểu liệu pháp tâm lý riêng biệt được giới thiệu như trên, điều quan trọng cần lưu ý là hiện nay nhiều nhà trị liệu tâm lý thực hiện phương pháp tiếp cận tích hợp (integrative) để thực hành: Họ tích hợp nhiều phương pháp tiếp cận lý thuyết khác nhau để mang lại lợi ích tối đa cho bệnh nhân hoặc khách hàng. Trong nhiều trường hợp, các nhà trị liệu tâm lý bắt đầu sự nghiệp của họ dựa trên một định hướng lý thuyết cụ thể. Tuy nhiên, khi mở rộng sự nghiệp, họ bắt đầu kết hợp với nhau các yếu tố của các liệu pháp khác nhau theo cách sao cho hiệu quả nhất (Norcross và cộng sự, 2005; Thoma & Cecero, 2009). Các nhà trị liệu tâm lý tích hợp trên hầu hết hướng tiếp cận theo cặp (ví dụ, nhận thức và nhân văn; hành vi và tâm động học). Tuy nhiên, nổi bật nhất là liệu pháp tích hợp kết hợp các khía cạnh của phương pháp tiếp cận nhận thức-hành vi (cognitive and behavioral approaches) (Goldfried, 2003; Norcross và cộng sự, 2005).

Các kiểu nhà trị liệu chính thức

Khi các vấn đề tâm lý xuất hiện, phần lớn mọi người bước đầu đều tìm đến những nhà tư vấn không chính thức và hoạt động trong những bối cảnh quen thuộc: Nhiều người quay sang các thành viên trong gia đình, bạn thân, bác sĩ riêng, luật sư hay giáo viên để có đuợc sự trợ giúp, hướng dẫn và tư vấn. Những nguời theo tôn giáo có thể tim đến các giáo sĩ như mục sư. Những người khác tìm lời khuyên bằng cách trò chuyện và tâm sự với ai đó sẵn sàng nghe như người pha đồ uống quán bar, tài xế taxi, người bán hàng trong siêu thị. Trong xã hội chúng ta, các nhà trị liệu không chính thức này giúp giảm bớt gánh nặng hàng ngày từ nhu cầu giải phóng những thất vọng và xung đột. Khi các vấn đề được giới hạn trong một phạm vi nào đó, các nhà trị liệu không chính thức này thường có thể giúp đỡ.

Ngày nay nhiều người tìm đến trị liệu hơn trước kia, người ta thường quay sang những chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo khi các vấn đề tâm lý của họ trở nên nghiêm trọng hay kéo dài. Có nhiều kiểu người trị liệu:

Nhân viên xã hội-lâm sàng (clinical-social worker) là một chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo chuyên ngành trong một trường công tác xã hội nhằm chuẩn bị cho người đó làm việc phối hợp với các bác sĩ tâm thần và các nhà tâm lý học lâm sàng. Không giống như nhiều bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học, những nhà tư vấn này được đào tạo để xem xét các bối cảnh của các vấn đề ở bệnh nhân, vì vậy những người hành nghề này cũng có thể kêu gọi thêm các thành viên khác trong gia đình tham gia trị liệu hoặc ít nhất trở nên quen thuộc với bối cảnh nhà riêng hoặc nơi làm việc của khách hàng.

Tại quốc gia đông đảo người theo Tin Lành như Mỹ, người mục sư, hay cố vấn mục vụ (pastoral counselor) là thành viên của một nhóm tôn giáo chuyên điều trị các chứng rối loạn tâm lý. Còn tại Việt Nam, trường hợp thường thấy là các sư, tăng, ni trong chùa hay bóng cô, bóng cậu hầu đồng thực hiện nghi thức Tứ phủ. Thông thường, những “người cố vấn” này kết hợp tâm linh với cách giải quyết vấn đề mang tính thực tế.

Nhà tâm lý học lâm sàng (clinical psychologist) tại Mỹ được yêu cầu phải tập trung việc đào tạo sau đại học về đánh giá và điều trị các vấn đề tâm lý, thực tập trong một môi trường lâm sàng và nhận được bằng Tiến sĩ hoặc PsyD.

Các nhà tâm lý này có xu hướng có kiến ​​thức nền tảng rộng hơn về tâm lý học, và về đánh giá và nghiên cứu hơn là bác sĩ tâm thần.

Nhà tâm lý học tham vấn (counseling psychologist) tại Mỹ cũng thường cần đạt được Tiến sĩ Tâm lý hoặc PsyD. Người đó thường cung cấp các hướng dẫn trong các lĩnh vực như lựa chọn nghề nghiệp, vấn đề học đường, lạm dụng ma túy và xung đột trong hôn nhân. Thông thường, những nhà tham vấn này làm việc trong môi trường cộng đồng liên quan đến các lĩnh vực có vấn đề — như doanh nghiệp, trường học,  nhà tù, nghĩa vụ quân sự hoặc một bệnh xá lân cận — và sử dụng các bài phỏng vấn, kiểm tra, hướng dẫn và tư vấn để giúp các cá nhân giải quyết vấn đề cụ thể và đưa ra quyết định về các lựa chọn của người đó trong tương lai.

Bác sĩ tâm thần (psychiatrist) phải hoàn thành toàn bộ chương trình đào tạo y khoa để lấy bằng Bác sĩ y khoa (MD – Medical Doctor) và cũng đã trải qua một số khóa đào tạo chuyên khoa sau tiến sĩ về rối loạn tâm thần và cảm xúc. Các bác sĩ tâm thần phần lớn được đào tạo về cơ sở về mặt y sinh (biomedical) của các vấn đề tâm lý.

Nhà phân tâm học (psychoanalyst) là một nhà trị liệu có bằng MD hoặc Tiến sĩ và đã hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành theo phương pháp kiểu Freud để hiểu và điều trị các rối loạn tâm thần.

Các kiểu nhà trị liệu khác nhau này hành nghề ở nhiều cơ sở: bệnh viện, trạm y tế, trường học và văn phòng tư nhân. Một số nhà trị liệu nhân văn ưu tiên tổ chức các phiên điều trị nhóm tại nhà của họ để làm việc trong một môi trường tự nhiên hơn. Các liệu pháp dựa vào cộng đồng, mang việc điều trị đến cho khách hàng, có thể được tổ chức ở mặt tiền một cửa hàng, một nhà sinh hoạt cộng đồng hay một cơ sở tâm linh ở địa phương.

Cuối cùng, có một số nhà trị liệu làm việc với khách hàng trong bối cảnh cuộc sống liên quan đến vấn đề. Ví dụ: họ làm việc trên máy bay với những khách hàng mắc chứng sợ bay hoặc ở trung tâm mua sắm với những người mắc ám ảnh sợ xã hội (social phobia). Trong những năm gần đây, các nhà trị liệu tâm lý cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần bằng Internet, mặc dù có nhiều phản biện cho cách tiếp cận này: Về nguy cơ, các nhà nghiên cứu lo ngại bệnh nhân có thể bị chẩn đoán nhầm nếu họ đưa thiếu thông tin mà không có thêm sự kiểm tra trực tiếp (King & Moreggi, 1998). Hơn nữa, các khách hàng cũng hiếm khi kiểm tra khả năng của các nhà trị liệu qua Internet: Trong không gian mạng, bất cứ ai cũng có thể khẳng định mình là một chuyên gia. Bất chấp những nguy cơ này, liệu pháp trị liệu qua thư điện tử, chat hay ứng dụng cũng có thể tạo ra nhiều lợi ích đặc biệt cho các nhà trị liêu và khách hàng của họ. Chẳng hạn, các nhà trị liệu tin rằng việc giấu tên cho phép các khách hàng bày tỏ hết những vấn đề gây áp lực, các mối lo ngại một cách nhanh chóng và ít ngại ngùng hơn. Các khách hàng có thể trung thực hơn khi họ không phải lo ngại về nhũng phản ứng công khai của nhà trị liệu khi nghe được những tiết lộ về khó khăn của họ (Grohol, 1998), v.v.

Những người tham gia trị liệu thường được gọi là bệnh nhân, khách hàng hay thân chủ. Thuật ngữ bệnh nhân (patient) được sử dụng bởi các chuyên gia áp dụng phương pháp y sinh để điều trị các vấn đề tâm lý, thuật ngữ thân chủ (subject) hay bệnh nhân thường được sử dụng trong các liệu pháp phan tâm học. Thuật ngữ khách hàng (client) được sử dụng bởi các chuyên gia coi rối loạn tâm lý là “vấn đề trong cuộc sống” và không phải là bệnh tâm thần.

Cho dù hình thức điều trị là gì, điẻu quan trọng là nhũng người cần đến sự trợ giúp phải cố được sự hợp tác để việc điều trị mang lại hiệu quả. Sự hợp tác điều trị là mối quan hệ qua lại mà khách hàng và nhà trị liệu thiết lập nên: cá nhân đó và nhà trị liệu hợp tác nhằm mang lại sự thỏa thuận. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng hiệu quả của sự hợp tác điều trị ảnh hưởng đến khả năng của việc trị liệu tâm lý, tạo ra sự cải thiện về sức khỏe tâm thần (Joyce và cộng sự, 2003). Khi bước vào điều trị, khách hàn hay bệnh nhân nên tin rằng mỉnh có thể thiết lập sự hợp tác trị liệu vững vàng với chuyên gia trị liệu.

Vân Anh dịch và tổng hợp

Nguồn: Tâm lý học và đời sống, Richard J. Gerrig, Philip G. Zimbardo, bản in thứ 16, 2002, Pearson Education Inc, bản dịch 2020 của Van Lang Culture JSC. Người dịch Kim Dân

Psychology and life, Richard J. Gerrig, 20th Edition, 2013, Pearson Education Inc

Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia

Vân Anh Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang