Kỳ vọng và những lời tiên tri tự ứng nghiệm

Những bài viết trước đã cho ta thấy lý thuyết về sự quy kết và các lỗi quy kết cơ bản. Tại sao cách quy kết của bạn lại quan trọng đến thế? Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến cục diện của vấn đề. Bài viết này sẽ nói về sức mạnh của niềm tin và kỳ vọng trong việc xây dựng thực tại xã hội.

Kỳ vọng và những lời tiên tri tự ứng nghiệm

Liệu niềm tin và kỳ vọng có thể vượt ra khỏi việc tô màu cách diễn giải trải nghiệm theo cách của bạn để thực sự định hình thực tại xã hội hay không? Nhiều nghiên cứu cho thấy bản chất của một số tình huống có thể được sửa đổi đáng kể bởi niềm tin và kỳ vọng của mọi người có về chúng. Những lời tiên tri tự ứng nghiệm (self-fulfilling prophecies) (Merton, 1957) là những dự đoán được đưa ra về một số hành vi hoặc sự kiện trong tương lai sửa đổi các tương tác hành vi nhằm tạo ra những gì đã được kỳ vọng.

Ví dụ: giả sử bạn đến một bữa tiệc với mong đợi có được một khoảng thời gian dễ chịu. Giả sử có một người bạn đến với mong đợi là nó sẽ rất nhàm chán . Bạn có thể tưởng tượng những cách khác nhau mà hai người bạn có thể cư xử, với những kỳ vọng này không? Những cách cư xử khác nhau này đến lượt chúng, có thể thay đổi cách những người khác trong bữa tiệc cư xử với bạn. Trong trường hợp đó, ai thực sự có khả năng có một khoảng thời gian vui vẻ tại bữa tiệc hơn?

Một trong những minh chứng mạnh mẽ nhất về kỳ vọng xã hội diễn ra trong các lớp học của trường tiểu học ở Boston. Các nhà nghiên cứu đã thông báo cho các giáo viên tiểu học rằng thử nghiệm cho thấy một số học sinh của họ “có trí tuệ bừng nở và sẽ cho thấy những thành tựu bất ngờ trong năm học này.” Trên thực tế, tên của những người « có trí tuệ bừng nở » đã được chọn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, vào cuối năm học đó, 30 phần trăm những đứa trẻ được bố trí ngẫu nhiên này đã tăng trung bình 22 điểm IQ! Chúng đạt được hiệu suất trí tuệ, được đo lường bằng một bài kiểm tra tiêu chuẩn về trí thông minh, lớn hơn so với các bạn cùng lớp trong nhóm đối chứng, những trẻ đã bắt đầu với cùng một chỉ số IQ trung bình (Rosenthal & Jacobson, 1968). Những kỳ vọng sai lầm của giáo viên đã khiến họ cư xử hoàn toàn khác đối với “những trí tuệ bừng nở” (Rosenthal, 1974). Ví dụ: các giáo viên đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các học sinh đặc biệt được phát biểu ý kiến trong lớp và được củng cố, do đó cung cấp cho chúng bằng chứng chắc chắn rằng chúng thực sự tốt như niềm tin của các giáo viên.

Điều bất thường, tất nhiên, về tình hình trong các lớp học ở Boston là các giáo viên đã cố tình đưa ra sai kỳ vọng. Tuy nhiên, trong hầu hết các tình huống thực tế, kỳ vọng dựa trên nhận thức xã hội khá chính xác (Jussim & Harber, 2005). Ví dụ, giáo viên mong đợi một số học sinh làm tốt vì những sinh viên đó đến lớp học với trình độ tốt hơn; và những sinh viên đó thường cho thấy thành tích tốt nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng một số lời tiên tri có khả năng tự ứng nghiệm cao nhất đều đến từ cha mẹ.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã theo dõi kết quả học tập của 332 thanh thiếu niên trong sáu năm, bắt đầu từ khi họ 12 tuổi. Khi bắt đầu nghiên cứu, mẹ họ cho biết kỳ vọng của họ về kết quả học tập của con họ bằng cách trả lời những câu như “Chị mong đợi đứa trẻ này đi học được bao lâu, đi bao xa? ” (Scherr và cộng sự, 2011, p. 591). Các nhà nghiên cứu cũng thu được một loạt các chỉ số cơ sở (ví dụ, điểm kiểm tra tiêu chuẩn hóa) liên quan đến kết quả học tập của trẻ. Lúc 18 tuổi, kết quả học tập của trẻ em đã chứng minh tác động của niềm tin ở mẹ họ: Họ có điểm tốt hơn hoặc kém hơn mong đợi (với các dự đoán dựa trên các chỉ số cơ bản) như là một chức năng của cách các bà mẹ của họ nghĩ về việc học của họ. Dữ liệu gợi ý rằng thanh thiếu niên xây dựng hình ảnh bản thân dựa trên kỳ vọng của mẹ họ và khớp kết quả học tập của họ với hình ảnh bản thân đó.

Nhiều nghiên cứu về những lời tiên tri tự ứng nghiệm đã tập trung vào thành công ở trường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng trong các lĩnh vực khác, nơi lòng tin và kỳ vọng bị nhầm lẫn của mọi người có thể có ảnh hưởng đến những gì thực sự xảy ra. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy khi các bà mẹ đánh giá quá cao lượng rượu mà thanh thiếu niên của họ sẽ uống, những kỳ vọng đó có thể trở thành những lời tiên tri tự ứng nghiệm (Madon và cộng sự, 2008).

Nghiên cứu được mô tả ở trên tập trung vào cách mọi người giải thích các hành vi liên quan đến các xu hướng và các tình huống.

Loạt bài viết về chủ đề:

  1. Ta xây dựng hiện thực xã hội như thế nào?
  2. Nhận thức xã hội là gì? Và ta quy kết như thế nào?
  3. Các lỗi quy kết cơ bản
  4. Thành kiến ​​Tự-phục vụ
  5. Kỳ vọng và những lời tiên tri tự ứng nghiệm

Vân Anh dịch và tổng hợp

Nguồn: Tâm lý học và đời sống, Richard J. Gerrig, Philip G. Zimbardo, bản in thứ 16, 2002, Pearson Education Inc, bản dịch 2020 của Van Lang Culture JSC. Người dịch Kim Dân

Psychology and life, Richard J. Gerrig, 20th Edition, 2013, Pearson Education Inc

Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia

Vân Anh Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang