1. Cuộc sống ở chế độ “chuyển kênh (zapping)”
Vào thời điểm “zapping”, sự chú ý liên tục chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Sự tập trung của chúng ta sẽ lỏng lẻo và phân mảnh theo thời gian. Tuy nhiên, nếu cứ hoạt động thường xuyên ở chế độ phản ứng, người ta có nguy cơ có những hành động bốc đồng và quyết định vội vàng. Dành thời gian cho bản thân để suy ngẫm không phải là lãng phí thời gian, đó là dành thời gian để suy nghĩ ở đây và bây giờ. Tập trung vào một hoạt động là tiếp cận nó với nhận thức đầy đủ và tâm trí minh mẫn.
2. Hơi chậm trễ
Luôn có một người thường đến muộn, làm chậm trễ mọi người hoặc trì hoãn mọi thứ cho đến ngày hôm sau, người trì hoãn kéo dài và không bao giờ ngưng ảnh hưởng đến cả một cuộc đàm phán, những người chậm trễ liên tục hoặc đáng lo ngại, và những người hơi chậm trễ. Việc đến muộn một chút không phá vỡ được sức hấp dẫn của một cuộc gặp gỡ. Nó kích thích nhận thức về thời điểm. Ta lắng nghe thế giới. Ta làm cho bản thân sẵn sàng với cuộc họp. Bạn có thể cảm thấy sự phấn khích của từng phút trôi qua, giây này qua giây khác, một cách chậm rãi. Đột nhiên, thời gian như đứng yên.
3. Những kế hoạch chồng chất, nhập kho, lưu trữ
Khi bắt đầu, bạn có một kế hoạch. Rồi thời gian trôi đi, chúng chồng chất lên nhau, cất vào một góc kí ức của bạn. Tin tốt: bạn có khả năng xuất khi cho chúng. Một vài ý tưởng đây: hãy nhìn lại các dự án của bạn. Hãy quan tâm đến những ý tưởng hiện tại, để làm mới những lý thuyết cũ của bạn một chút. Cập nhật lại chúng cho phù hợp với hương vị của ngày. Thảo luận ý tưởng của bạn với một người bạn đáng tin cậy và ghi nhận ấn tượng đầu tiên của họ. Bạn có thể ngạc nhiên là mình lại muốn thực hiện các kế hoạch cũ trở lại.
4. Mở đường cho tính nhạy cảm
Nếu, mặc dù được nghỉ ngơi, bạn vẫn có cảm giác thấy cơ thể mình nặng nề và bị kéo lên đi, bạn chắc chắn sẽ được hưởng lợi nhờ đánh thức sự nhạy cảm của mình. Kích thích các giác quan của bạn là cách nhanh nhất để đạt được nhiều khoái cảm. Tăng khả năng tiếp nhận sẽ khuếch đại niềm vui thích với hiện tại. Hãy dành thời gian để cảm nhận sâu sắc, bằng năm giác quan của bạn, thế giới xung quanh bạn. Hít hương thơm của hoa. Cảm nhận cảm giác hồi hộp khi được vuốt ve trên da. Nâng cao thính giác của bạn bằng cách lắng nghe những tiếng ồn xung quanh.
5. Bước vào điệu nhảy
Theo năm tháng, cơ thể bạn đã mất đi tính linh hoạt. Để thoát khỏi tình trạng căng cứng này (đã khá cố định) thường chỉ tốn một chút nỗ lực và một chút luyện tập. Một con đường tiếp cận: khiêu vũ tự do. Vì khiêu vũ là hình thức thể hiện bản thân tự nhiên nhất nên hãy cố gắng hòa mình vào điệu nhảy. Để di chuyển cơ thể theo nhịp tim và nhịp thở, bạn không cần phải là một vũ công chuyên nghiệp. Hãy để các chuyển động nối tiếp nhau, để bản thân được niềm vui dẫn dắt.
6. Cảm xúc bị gây mê
Vũ trụ cảm xúc của bạn đang xám xịt như cảnh quan trên mặt trăng. Hãy mở ra với một bảng màu của cảm xúc, bạn có thể thêu nó với một chút màu sắc mỗi ngày. Ta sẽ ngừng vò đầu bứt tóc và rời khỏi nơi ẩn náu đơn độc của mình. Để tiếp thêm sinh lực cho cảm xúc của bạn, hãy cố gắng mang thêm sức sống vào cuộc sống của bạn! Gặp gỡ mọi người đi. Làm một bữa tiệc, và biến từng khoảnh khắc này thành một trải nghiệm tròn đầy. Hãy để bản thân được vô số cảm giác và cơn lốc cảm giác cuốn đi. Bạn có cảm thấy mình sống không?
7. Hương hoa
Bạn có cảm thấy mình đã sử dụng hết năng lượng nạp vào? Quá nhiều mệt mỏi làm suy yếu nhận thức về hiện tại. Đây là thời điểm để suy nghĩ, nghiêm túc nhất, về việc rút ra sức mạnh và năng lượng từ việc tiếp xúc với thiên nhiên. Sức mạnh tái tạo và cung cấp oxy của tự nhiên hơn rất nhiều so với việc mua một vài cái cây xanh trang trí căn nhà. Hãy trải nghiệm đắm mình thực sự trong tự nhiên. Đi dạo trong công viên, trên núi hoặc trong rừng. Hãy tận hưởng mùi hương của nhựa cây tự nhiên này. Hãy nạp đầy thiên nhiên.
8. Sưởi ấm trái tim
Một sự hiện diện nhân từ giản dị trong thế giới tàn bạo này: đây có phải là điều bạn khao khát? Nếu bạn đang rất thiếu “bộ sưởi ấm trái tim”, thì có lẽ bạn khó có thể cảm thấy hạnh phúc khi sống ở đây và bây giờ. Tất cả chúng ta đều cần một loạt “bộ sưởi ấm trái tim” để cảm thấy dễ chịu hơn từ bên trong. Những cử chỉ âu yếm, những lời nói ngọt ngào, những cái ôm trìu mến, những lời nói an ủi… những sự quan tâm đơn giản làm dịu đi cuộc sống hàng ngày. Sự dịu dàng không cần đến những trò trưng diện hoành tráng.
9. Những trò chơi tự do và tiếng cười
Nếu bạn chỉ dành cho con mình những niềm vui được lên chương trình, định hướng và cấu trúc sẵn, có thể bạn đã quên việc chơi thực sự có ý nghĩa gì… Hãy tin tưởng để con bạn dạy cho bạn biết ý nghĩa của việc chơi tự do, hoàn toàn đắm mình trong hiện tại. Hãy khám phá khả năng kỳ diệu và kho tàng trí tưởng tượng của nó. Niềm vui sống ở trẻ em thường đòi hỏi rất ít thứ: một trò chơi bóng, một cuộc truy tìm kho báu, một bức vẽ để tô màu, một câu chuyện đẹp để kể…
10. Tìm lại giấc ngủ
Khi ta căng thẳng, giấc ngủ của ta thường bị ảnh hưởng, điều này lại chỉ làm tăng thêm mức độ căng thẳng của chúng ta. Làm sao để có một giấc ngủ ngon? Đầu tiên, hãy tránh xem TV trước khi ngủ, nó làm tăng sự tỉnh táo và ngăn melatonin – hormone gây ngủ – được phát tán khắp cơ thể. Sau đó hãy cố gắng ăn sớm và nhẹ (để hạn chế tình trạng khó tiêu hóa) và đi ngủ ngay khi bạn cảm thấy có dấu hiệu mệt mỏi nhỏ nhất (ngáp, v.v.).
50 lời khuyên giúp phát triển năng lực bản thân (phần 1)
50 lời khuyên giúp phát triển năng lực bản thân (phần 2)
50 lời khuyên giúp phát triển năng lực bản thân (phần 3)
50 lời khuyên giúp phát triển năng lực bản thân (phần 5)
Vân Anh biên tập và trình bày
—- (*) Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia
2 thoughts on “50 lời khuyên giúp phát triển năng lực bản thân (phần 4)”