1. Ta có thực sự cần ở một mình khi ta bất ổn không?
Đôi khi bạn phải ở một mình để nghỉ ngơi và hồi phục. Nhưng nếu ở một mình để nhai đi nhau lại sự khó chịu của bản thân, thì việc ở một mình khó mà mang tính xây dựng. Để lấy lại hình ảnh tốt về bản thân, tốt nhất là hãy giao tiếp. Cố gắng quan tâm đến đối phương, lắng nghe họ. Bằng cách khiến bản thân trở nên đáng yêu, bạn sẽ cải thiện cách người khác nhìn nhận bạn và từ đó bạn sẽ có lòng tự tôn tốt hơn.
2. Ngày nào đó sẽ đến…
Thật khó rời bỏ hy vọng của bản thân. Bạn dành cả cuộc đời để chờ đợi. “Ngày nào đó sẽ đến …” bạn nói. Trong khi chờ đợi, bạn không bao giờ ở đó mà luôn ở nơi khác, chìm đắm trong những giấc mơ vĩ đại, đắm chìm trong những vì sao hay trí tưởng tượng, trong những câu chuyện cổ tích của bản thân. Sống trong giây phút hiện tại sẽ xua đuổi những ảo tưởng trống rỗng. Thay vì hy vọng sống, hãy sống cái thực tế hàng ngày và những niềm vui nhỏ bé của nó. Đón nhận những thú vui của cuộc sống, kể cả những thứ nhỏ bé, sẽ soi sáng hiện tại.
3. Thời gian không ngừng nghỉ
Luôn bị mời mọc, căng thẳng quá mức, ta mất kiên nhẫn và mất khả năng đánh giá những khía cạnh nhỏ bé dễ chịu của cuộc sống. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta nhấn nút tạm dừng để dành đủ thời gian lấy lại hơi thở và sự bình tĩnh nội tâm? Mục tiêu của sự nghỉ ngơi tự nguyện này là trốn thoát, dù chỉ trong vài phút, khỏi sự hỗn loạn xung quanh đang ngược đãi ta. Là bước đầu tiên hướng tới sự bình tĩnh hơn: loại bỏ sự kích động bằng cách thở chậm, sâu với nhịp độ đều đặn của hơi thở hít vào, sau đó thở ra.
4. Dưới áp lực
Cuộc sống hàng ngày của bạn đầy một loạt các nhiệm vụ cần hoàn thành. Bạn có cảm giác như mình bị tràn ngập bởi trách nhiệm. Dưới áp lực thường xuyên, bạn khó có thể thấy một ngày bận rộn có nét gì quyến rũ. Hãy bắt đầu ngày bằng những cử chỉ bình tĩnh và nhẹ nhàng. Nhân lên, trong ngày, cơ hội để thư giãn thể chất và tinh thần. Chú ý đến cảm giác hạnh phúc của bạn. Những cách lấy lại cảm giác cơ thể làm tăng nhận thức và lòng tự tôn của bản thân.
5. Nghĩa vụ đè nặng
Các nghĩa vụ của bạn có đè nặng bạn đến mức phải loại bỏ tất cả niềm vui sống khỏi cuộc sống hàng ngày của bạn không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chính ý thức trách nhiệm (bị cường điệu hóa) của bạn đã tạo ra tất cả sức nặng lên định hướng tinh thần của bạn? Đã đến lúc buông bỏ những “phải”, “tôi phải”, “vì nó là như vậy”. Hãy thay chiếc áo bó chật chội đó và thay vào bằng “Tôi chọn”, “Tôi mong ước”. Thay những nghĩa vụ và đòi hỏi của bạn bằng cách cho bạn những giây phút nghỉ ngơi. Để làm điều này, hãy lập danh sách các thú vui cá nhân của bạn ngay bây giờ.
6. Thức dậy nhẹ nhàng
Bạn có cần phải thức dậy mỗi ngày với tiếng chuông to inh tai không? Để bắt đầu (và tận hưởng) một ngày mới, không gì bằng một chiếc đồng hồ báo thức tốt. Để bắt đầu một cách tử tế, hãy thức dậy nhẹ nhàng. Cất chiếc đồng hồ báo thức có tiếng chuông chói tai ấy đi. Tắt radio phát những tin khẩn cấp đi. Bạn đánh thức cơ thể của mình bằng cách kéo giãn người sung sướng. Trong ánh sáng mờ ảo, âm thanh của một giai điệu ngọt ngào, ta cho tinh thần của mình khới lên dần dần. Ta cười khi thấy gương mặt mình thật đẹp và tươi sáng trong gương và ta thưởng thức bữa sáng một cách ngon lành.
7. Chạy trốn về phía trước
Bước ngược về phía sau hay chạy trốn về phía trước? Hai diễn biến đối lập cho cùng một giải pháp tâm lý: né tránh. Bằng cách phóng về phía trước, bạn tránh gặp phải vấn đề trực tiếp. Sự vội vàng ấy là phong cách hành động của bạn! Chạy về phía trước cũng giống như chạy để không bị ngã. Bạn đang chạy từ đâu? Bạn có xu hướng luôn trốn chạy điều gì? Biết rằng ta chẳng bao giờ chạy trốn nếu một tình huống không gây quá nhiều cảm xúc trong ta đến thế. Nhận thức về bản thân sẽ làm tăng sự tự tin của bạn.
8. Không có thời gian hay không có mong muốn?
“Không có thời gian để…” thường là một cái cớ dễ dàng để gạt một dự án hoặc lời mời sang một bên. Tất nhiên, bảo vệ bản thân là điều tốt, nhưng bằng cách gạt bỏ quá nhiều lời mời, bạn có thể đang tước đi những giây phút thoải mái của bản thân. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lấy lại mong muốn của mình? Cố lên, hãy nói “có” với cuộc sống! Hãy chào mừng những lời mời như một món quà. Chú ý đến những gì làm mọi người xung quanh bạn hào hứng. Tham gia vào các hoạt động của họ có thể khiến bạn muốn chia sẻ niềm vui sống với họ.
9. Người cầu toàn lý tưởng
Khi bạn muốn trở nên hoàn hảo, bạn làm mọi thứ để đáp ứng các tiêu chí của bạn về sự hoàn hảo. Trở ngại chính: sự hoàn hảo nằm ngoài tầm với của con người. Tính cầu toàn của bạn đang khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều khó khăn. Có lẽ, mong muốn không ngừng muốn làm tốt hơn của bạn đang khiến bạn xa rời niềm vui sống. Đã đến lúc đặt ra một số giới hạn cho nó. Sự sống không phải là cung cấp dịch vụ. Quan tâm đến những khía cạnh thú vị và mang tính giai thoại trong cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ giúp bạn tiết chế các đòi hỏi của mình.
10. Được kết nối hay ngắt kết nối?
Bạn viết blog. Bạn tweet. Bạn chơi facebook. Bạn được kết nối 24 giờ một ngày với hàng triệu người dùng Internet qua mạng xã hội. Hệ quả có thể xảy ra: bạn bị ngắt kết nối với phần còn lại của thế giới ở ngay đây và bây giờ . Bạn bỏ quên giá trị (và sự ấm áp của con người) từ những cuộc gặp gỡ thực sự. Nào, hãy rời khỏi màn hình của bạn nhiều nhất có thể và kết nối lại với những người xung quanh chúng ta. Không có tin nhắn văn bản nào thay thế được một cuộc thảo luận thực sự. Mối quan hệ cũng được nuôi dưỡng bằng niềm vui từ những khoảnh khắc được chia sẻ.
50 lời khuyên giúp phát triển năng lực bản thân (phần 1)
50 lời khuyên giúp phát triển năng lực bản thân (phần 2)
50 lời khuyên giúp phát triển năng lực bản thân (phần 4)
50 lời khuyên giúp phát triển năng lực bản thân (phần 5)
Vân Anh biên tập và trình bày
—- (*) Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia
2 thoughts on “50 lời khuyên giúp phát triển năng lực bản thân (phần 3)”