Hãy cùng xem một ví dụ về một người mẹ trẻ có con nhỏ trong thời gian giãn cách vì Covid:
“Giờ đây tôi đang ngồi ăn các loại hạt để bổ sung đường và năng lượng nhằm vượt qua chứng trầm cảm. Đứa con hiếu động của tôi đang ngủ. Tôi đang nhanh chóng trả lời một cuộc điều tra qua thư. Nhà bếp có thể được gọi là ngăn nắp, phòng tắm và nhà vệ sinh sạch sẽ nhờ một điều kỳ diệu nào đó, và tôi vừa gửi một tin nhắn ngắn cho người bạn gái. Cũng đến lúc phải đi mua sắm đồ cho tuần sau rồi, đánh dấu lại nào. Ồ vâng, sổ sách kế toán cũng đến hạn. Em bé thức dậy (tôi thậm chí còn chưa bắt đầu viết xong bài báo!?), và tôi phải đặt chế độ “dừng lại” cho những suy nghĩ của mình và tiếp tục chúng sau: Đến lúc chồng tôi về nhà chẳng hạn, hoặc vào buổi tối muộn, khi sự yên bình và tĩnh lặng cuối cùng cũng trở lại.”
Mô hình vai trò cổ điển chăng?
Thay thế người đàn ông bằng người phụ nữ, và bạn cũng gặp cùng một kiểu điên rồ do căng thẳng như thế, điều này hoặc được chính ta lựa chọn cho bản thân hoặc hướng vào người khác và nguyên nhân nhiều phần đến từ ảo tưởng đa nhiệm mà chúng ta vừa mong muốn vừa ghét bỏ. Phụ nữ hoặc đàn ông nghĩ bản thân phải và có thể làm mọi thứ cùng một lúc. Nhưng điều đó là không thể.
Đàn ông hay cả phụ nữ cũng nhiều lần cảm thấy gánh nặng từ quá nhiều căng thẳng. Nhiệm vụ phải thực hiện và đến từ mọi lĩnh vực, xung đột mở ra từ các giai đoạn khác nhau của cuộc sống – công việc, quan hệ đối tác, gia đình, tình bạn (hoặc thậm chí là mối quan hệ với kẻ thù)…
Ta muốn trở nên “đa nhiệm”, linh hoạt, đa màu sắc và đón nhận những thử thách của cuộc sống. Nhưng “bị chất đống” nhiệm vụ thì không, cám ơn!
Như một gánh nặng, ta chỉ cảm nhận được điều gì đó “sai trái”, khi mọi thứ trở nên ngập đầu: đó là khi ta khó có thể quản lý được các nhiệm vụ của mình vì đơn giản là có quá nhiều việc (yếu tố thời gian), nhận nhiệm vụ “sai” (khả năng/mức độ sẵn sàng), hoặc tầm quan trọng và mức độ khẩn cấp của các nhiệm vụ không rõ ràng (ưu tiên/kỳ vọng).
Giãn cách và đóng cửa ảnh hưởng ra sao tới tinh thần?
Trong những tuần ngừng hoạt động, rõ ràng là những kỳ vọng về chính trị/xã hội là rất lớn: Đối với nhiều người, việc kết hợp làm việc và học tập tại nhà là một thảm họa thực sự. Bản thân những kỳ vọng cũng cao như vậy bởi vì chúng ta không muốn để lộ bản thân. Các kế hoạch hoàn hảo giúp chuyển đổi giữa giờ làm việc và giờ cho gia đình đã được vạch ra, các chương trình giải trí dành cho trẻ em đã được hăng hái phát triển và chia sẻ trên mạng. Áp lực thực hiện chúng một cách thông suốt là rất lớn. Mọi thứ vốn đã có lề lối trước đây nay trở nên đảo lộn, và cho đến ngày nay, nhiều người không biết làm sao tổ tiên sống sót qua những ngày tháng lộn xộn đó.
Lý tưởng nhất là làm việc theo nhóm, trong nội bộ phụ huynh hay người yêu, với các kế hoạch làm việc được cân nhắc kỹ lưỡng từ các nhà tuyển dụng, cộng thêm một mạng lưới khuyến khích – và rất nhiều sự kiên nhẫn ở tất cả các cấp.
Năm mẹo giúp giảm tải
Có 5 mẹo ta có thể ghi nhớ để không đánh mất bản thân trong những ngày căng thẳng dâng cao:
- Làm rõ những kỳ vọng: Ai mong đợi điều gì ở tôi? Những kỳ vọng này có hợp lý không?
Kỳ vọng và chỉ thị công việc đến từ nhiều phía: Chính trị/xã hội, người chủ lao động, đối tác, gia đình/con cái, bản thân ta.
- Đặt ưu tiên: Hiện tại tôi đặt ưu tiên ở đâu, điều gì đang xảy ra? Tôi đang chậm trễ ở đâu? Tôi nói CÓ và KHÔNG với cái gì?
Những quyết định này liên quan đến các giá trị cơ bản của tôi, với các quyết định về giai đoạn hiện tại của cuộc sống hoặc tình huống (khẩn cấp): điều gì là quan trọng nhất đối với tôi vào lúc này? Điều gì là khẩn cấp và cần thiết? Và: Khi nào thì những thứ khác lại được ưu tiên?
- Kích hoạt hệ thống hỗ trợ, ủy quyền, kèm đối tác vào các kế hoạch: Tôi có thể ủy thác nhiệm vụ cho ai, tôi có thể giao phó chúng cho ai?
Từ bỏ nhiệm vụ, kèm người khác vào kế hoạch, chia sẻ trách nhiệm (trong quan hệ đối tác) và do đó cũng từ bỏ quyền lực/quyền kiểm soát không phải là điều dễ dàng! Điều quan trọng nhất là: xây dựng đội ngũ của bạn luôn đòi hỏi thời gian, sự tin tưởng và tinh thần vượt qua hoàn cảnh, dù là lĩnh vực cá nhân hay chuyên môn.
- Củng cố kỹ năng, thử cách ứng xử mới: Tôi có phù hợp với công việc này không? Tôi cần những gì để có thể làm được điều đó? Ai có thể đồng hành cùng tôi trong quá trình này?
Nếu tôi không thể tìm thấy bất kỳ ai có thể làm công việc này cho tôi, thì ít nhất tôi cũng cần biết bí quyết này. Với một doanh nghiệp tốt, tôi sẽ phát triển cùng với thử thách. Ở đây cũng có cả sự tự tin khi làm điều gì đó mới nhằm giảm bớt khối lượng công việc của chính mình, hoặc của người khác.
- Quản lý thời gian: Làm cách nào tối ưu hóa việc quản lý thời gian của mình? Làm thế nào để tôi có được thời gian và sức lực?
Những kỹ năng này bao gồm cách lập kế hoạch hiệu quả, sắp xếp công việc theo cách dễ tiếp nhận cho bộ não và có ý thức nghỉ giải lao nếu cần.
“Dù sao lúc này cũng đã là buổi tối muộn. Sau 5 điểm này, tôi thấy rõ ràng rằng: Mỗi thời điểm chỉ tiến một bước thôi, đừng ôm đồm quá nhiều cùng lúc! Chăm sóc con cái (nhóm công việc ưu tiên), tiếp tục suy nghĩ về bài viết, bài báo trong thời gian nghỉ giải lao ngắn (kỹ thuật quản lý thời gian), kiên nhẫn với bản thân (giảm bớt kỳ vọng), để chồng chăm sóc con một lúc (ủy quyền) và tin chắc bản thân có thể làm được điều đó (kỹ năng). Yeah, tuyệt vời!”
Còn bạn thì sao?
Dịch, biên tập và trình bày: Vân Anh
Nguồn: Ứng dụng Instahelp (https://instahelp.me/en/magazine/family/multiple-stress-in-the-family-5-tips-to-relieve/)
—-(*) Bản quyền bài dịch thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.