Lòng tự tôn yếu và tính cách tránh né

“Cô đơn và cảm giác không được mong muốn là những dạng thức nghèo đói lớn nhất.”

Mẹ Teresa

Quá mẫn cảm với đánh giá của người khác

Tất cả chúng ta đều nhạy cảm với ánh mắt của người khác, đặc biệt là khi ta cảm thấy mệt mỏi hoặc tồi tệ về bản thân. Nhưng phần lớn chúng ta cố gắng vượt qua sự lo lắng này, bởi vì sống giữa đồng loại là một nhu cầu tự nhiên. Tuy nhiên, người có tính cách tránh né không thể vượt qua lo âu đó. Người đó thường rất lo lắng và nhận thấy, trong tất cả các hành vi xã hội của mình, cơ hội để người khác chỉ trích họ và nói chung, mọi nhận xét, thậm chí trung lập, đều bị họ xem như một lời phê bình. Đồng thời, lòng tự tôn của họ đang ở trong tình trạng khiến họ hạ thấp đánh giá bản thân liên tục và trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống: nghề nghiệp, tình cảm, gia đình. Do đó, họ thể hiện hai đặc điểm tính cách nổi bật: tự ti và quá nhạy cảm với những đánh giá tiêu cực của người khác. Đây này là nền tảng cho tính cách tránh né.

Tránh né: một cơ chế phòng thủ duy nhất

Vì vậy, để giảm mức độ lo lắng của mình xuống mức ít nhiều có thể chịu đựng được, người có tính cách tránh né thích thu mình lại hơn là kích động sự lo lắng bằng cách tiếp cận với người khác. Cơ chế bảo vệ của họ cho phép họ tránh những cảm giác khó chịu mà cô sẽ trải qua trong tình huống nhóm. Hơn nữa, họ còn tránh tất cả các loại cảm xúc, ngay cả những cảm xúc tích cực, bởi vì họ biết rằng sau ngày trời đẹp, cơn mưa sẽ đến… Tên thực tế, ta có thể nói họ mắc chứng lo âu xã hội. Họ sợ người khác phát hiện ra “cái tôi” thực sự của mình khi trở nên quá thân thiết: “cái tôi”, mà theo họ là không thú vị và chỉ có thể khiến người khác từ chối họ.

Cách họ cố gắng hòa nhập, bất chấp mọi thứ, là thể hiện sự tuân thủ hoàn toàn: ví dụ, họ có thể rất cẩn thận trong công việc, để không bị khiển trách. Họ có thể thích một công việc ít người biết đến nhưng thành thạo hơn là một sự thăng tiến, có nghĩa là chấp nhận rủi ro lớn, trách nhiệm cao hơn và giao tiếp xã hội nhiều hơn. Những tính cách tránh né thậm chí có thể, trong trường hợp thành công (không mong muốn), làm điều gì đó ngu ngốc để xóa bỏ thành công của họ và do đó thoát khỏi sự phán xét tàn khốc của người khác. Đây cũng là một cách xác nhận định đề của mình: “Tôi không thú vị và nếu những người khác biết tôi, họ sẽ nhận thấy điều đó.”

Những người trốn tránh thực sự mắc chứng lo âu xã hội, và hơn nữa, là chứng ám ảnh sợ xã hội, tức là họ tránh một cách có hệ thống một số tình huống cụ thể khiến họ cảm thấy khó ở, hoặc thậm chí lên những cơn hoảng sợ ngoạn mục hơn nhiều. Những cơn lo hãi này (một số người nói rằng họ có cảm giác sắp chết!) để lại cho họ một ký ức đau đớn và không thể xóa nhòa, mà rõ ràng họ không muốn trải qua trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ví dụ, một số người buộc phải đi một đường vòng thật xa để không bước qua một nơi được đánh dấu là tiêu cực. Và chỉ ý nghĩ về nơi này đã là một tác nhân gây căng thẳng cho họ (đôi khi khiến họ thậm chí  còn vòng qua cả một khu phố…).

Khó mà thoát ra…

Sự lo lắng của họ, cuối cùng, thường trở thành một đặc điểm tính cách ổn định và không thay đổi, khiến họ nghĩ rằng họ không thể thay đổi, rằng “đời là thế”, điều này càng củng cố lòng tự tôn thấp của họ. Do đó, việc trị liệu thường được một người bên ngoài thúc đẩy. Bạn vẫn phải tìm một người đủ gần gũi với họ để nhận ra những rắc rối của họ và có thể nói chuyện với họ sao cho không khiến họ suy sụp hay khép nép thêm…

Do đó, đây là đỉnh cao của cái ta có thể gọi là cảm giác tự ti, và điều đáng buồn là tính cách này tự nuôi nó lớn thêm. Thật vậy, niềm tin của ta và những gì ta nghĩ về bản thân ảnh hưởng đến hành động của ta nhiều như năng lực thực tế của ta, những người này cuối cùng sẽ có hành vi không phù hợp (nhưng điều này khẳng định niềm tin của chính họ): vụng về trong xã hội, thể hiện bản thân không tốt, phủ nhận những lời khen dù là nhỏ nhất, cuối cùng họ kích động điều họ vô cùng sợ hãi. Không có gì lạ khi họ phải tìm cách điều trị chứng trầm cảm. Nhưng chứng này hết thì chứng kia lại tới, chân bị cắt bỏ, nhưng rễ vẫn còn…

Video tóm tắt nội dung cần nhớ:

Các bài viết được biên tập theo cuốn sách Phát triển lòng tự tôn (Développer son estime de soi), 2012, tác giả Marie-Laure Cuzarq. Vân Anh dịch, biên tập và trình bày

—- (*) Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia

Vân Anh Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang