Xây dựng lòng tự tôn từ sơ sinh đến 18 tháng

“Nơi tị nạn an toàn nhất là vú mẹ.”

Jean-Pierre Claris de Florian

Ngay từ khi sinh ra, cha mẹ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tự tôn của con mình. Nó được xây dựng trong những tháng đầu tiên như thế nào?

Ta có thể nói về lòng tự tôn ở trẻ sơ sinh không?

Thật khó để nói về lòng tự tôn ở trẻ sơ sinh. Thật vậy, khi nói đến lòng tự tôn là nói đến sự tự nhận thức, và do đó là khả năng “tự đánh giá”, điều may mắn là không có ở trẻ em khi còn nhỏ ! Hơn nữa, vào khoảng thàng thứ 15 sẽ đến “giai đoạn gương” nổi tiếng : đứa trẻ có được sự thể hiện bản thân nó đủ chính xác để có thể nhận ra hình ảnh của nó trong hình ảnh phản chiếu qua gương. Nhưng trẻ chỉ có thể mô tả bản thân một cách đầy đủ và có cấu trúc vào khoảng năm 6 tuổi. Tuy nhiên, ngay cả khi vẫn còn quá sớm để nói về lòng tự tôn, thì vẫn có thể xác định được những yếu tố chính trong việc giáo dục trẻ- cái sẽ cho nó cơ sở cho lòng tự tôn tốt hoặc dở-và điều này đã được thực hiện ngay từ khi sinh ra.

Sự phụ thuộc tuyệt đối của trẻ sơ sinh

Từ khi sinh ra đến 18 tháng, sự phát triển về thể chất và tâm lý cũng như sự khỏe mạnh của em bé không thể tách rời tình yêu và sự chăm sóc mà em bé nhận được. Con người được sinh ra hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ nó và thậm chí còn hơn thế nữa, vào người mẹ, người đã nuôi nó trong chín tháng và tiếp tục làm như vậy sau khi sinh.Vì lý do này, trẻ sơ sinh, hơn tất cả, tìm một sự tiếp xúc với con người và cảm thấy yên tâm, đó là điều tối quan trọng đối với sự sống còn của chúng. Chúng tự nhiên có sự nhạy cảm cới tiếng ồn, hình ảnh và mùi, điều này tạo điều kiện cho thứ được gọi là “phản ứng xã hội”: ví dụ, chúng sẽ quay đầu về phía giọng nói của con người hơn là giọng nói điện tử. Hơn nữa, đã có chứng minh là đứa trẻ được đáp ứng nhu cầu sinh lý thuần túy (được cho ăn, được thay tã), nhưng không được thể hiện sự âu yếm hay tình cảm, thứ mà Boris Cyrulnik gọi là “thức ăn tình cảm”, sẽ nhanh chóng ốm bệnh và chết.

Cảm giác an toàn về cảm xúc: điều kiện tiên quyết cần thiết để phát triển hình ảnh bản thân tích cực

Giai đoạn 18 tháng đầu tiên này là giai đoạn phát triển quan hệ tình cảm. Những mối liên kết này được đan kết một cách hợp lý khi đứa trẻ cảm thấy an toàn trong môi trường của mình. Sự an toàn này chủ yếu đến từ độ tin cậy vào việc chăm sóc dành cho trẻ, từ những cái ôm, nụ hôn và những dấu hiệu âu yếm thường xuyên khác từ phía cha mẹ, và đặc biệt hơn là của người mẹ, người mà em bé có mối quan hệ rất thân thiết, đây là « di sản » của thai kỳ.

Em bé, người giao tiếp nhu cầu, phải cảm thấy, thông qua phản ứng của cha mẹ, rằng nhu cầu của mình là quan trọng, thậm chí có thể được đoán trước, và chúng sẽ được đáp ứng. Kỳ vọng của đứa trẻ phải được trân trọng và phải tính đến cả những đau khổ của nó. Vì vậy, chúng ta có thể cho rằng Marion thiếu sự an toàn về cảm xúc này. Sự thiếu thốn này đã được cảm nhận ngay từ khi còn là một đứa trẻ, vì chính cô nói rằng cô lo âu rất nhiều, ngay cả trong gia đình của mình. Và, giờ đây, điều đó trở thành một khó khăn lớn trong việc tin tưởng ai đó một cách tự phát hoặc tạo ra các mối liên kết xã hội.

Sự tự điều chỉnh cảm xúc

Việc trao đổi và giao tiếp với em bé là rất quan trọng, ngay cả khi vào thời điểm này, điều đó dường như hạn chế. Nói bằng “ngôn ngữ em bé”, kích thích phản ứng cảm xúc tích cực, chẳng hạn như mỉm cười khi bé vỗ tay hoặc vẽ, chia sẻ sự thích thú với một đồ vật nào đó đều là những kích thích để bé “tự điều chỉnh” cảm xúc của mình. Thật vậy, đến một giai đoạn nhất định, đứa trẻ sẽ quan sát phản ứng của người lớn trước khi tự mình phản ứng lại. Đối mặt với cảm xúc của người khác, trẻ sẽ học cách điều tiết cảm xúc của chính mình, điều này thể hiện những bước mở đầu cho hành vi tương lai của trẻ trong một tình huống xã hội. Do đó, đứa trẻ được chúc mừng vì một bức vẽ, ngoài thực tế là chúng sẽ cảm thấy được công nhận, sẽ có xu hướng bắt chước và tái hiện hành vi này trong cùng một loại tình huống, chẳng hạn với một đứa trẻ mới biết đi khác. Trẻ sẽ có thể gắn kết dễ dàng hơn và có những tiếp xúc dễ chịu hơn với những người khác.

Ngoài ra, một đứa trẻ được cha mẹ khuyến khích và chia sẻ những cảm xúc tích cực chắc chắn sẽ vững tâm hơn: hoạt động của trẻ được đánh giá cao, được chấp thuận, được công nhận. Do đó, trẻ sẽ phát triển tính tự chủ cao hơn, đây là yếu tố chính của lòng tự tôn lành mạnh.

Video tóm tắt nội dung cần nhớ:

Các bài viết được biên tập theo cuốn sách Phát triển lòng tự tôn (Développer son estime de soi), 2012, tác giả Marie-Laure Cuzarq

Vân Anh dịch, biên tập và trình bày

—- (*) Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ. Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia

missing image file

Vân Anh Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang