Thúc đẩy lòng tự tôn từ 18 tháng đến 3 tuổi

“Mẹ là người hay la mắng nhưng cũng lại là người tha thứ cho tất cả.”

Jean Gastaldi

Đứa trẻ, 18 tháng, đã thay đổi rất nhiều kể từ khi sinh ra! Nó bước đi, bắt đầu thể hiện bản thân và phân biệt mình với những đứa trẻ khác thông qua một tính cách độc đáo và thường là mạnh mẽ. Đâu là những nguyên tắc chính cần tuân theo để biến đứa trẻ này trở thành một đứa trẻ phát triển trọn vẹn và hạnh phúc?

Sự xuất hiện của nhận thức về bản thân, những bước đầu tiên của lòng tự tôn

Vào khoảng 18 tháng tuổi, đứa trẻ bắt đầu thể hiện bản thân là duy nhất và khác biệt với những người khác, tạo ra một hình ảnh bên trong của chính mình, điều này thúc đẩy nó khám phá … mọi thứ khác! Thật vậy, ở độ tuổi này, năng lực vận động và nhận thức cũng như tổ chức tư duy của đứa trẻ tiến bộ với tốc độ tối đa và những khám phá cứ nối tiếp nhau. Đó là thời điểm trẻ có được những chiến thắng đầu tiên: nó học được cách nói, giao tiếp tốt hơn, khẳng định ý kiến ​​ và mong muốn của mình theo cách có cấu trúc hơn.

Các quy tắc rõ ràng để giúp trẻ khám phá

Cũng chính ở độ tuổi này, cảm giác “tự cho mình là hiệu quả” đã bén rễ. Đứa trẻ ngày càng có nhiều kỹ năng hơn và nhận thức được việc nó có tác động đến thế giới, do đó là một loại cảm giác toàn năng. Đó là thời điểm của những ý tưởng bất chợt đầu tiên, của những câu trả lời “không” đầu tiên, những quy tắc đầu tiên bị phá vỡ để đứa trẻ có thể khẳng định mình. Thật vậy, đứa trẻ cần những giới hạn để phát triển hài hòa, và điều này khá nghịch lý. Các quy tắc chính xác, rõ ràng và đơn giản, cho phép trẻ cảm thấy đủ tự tin để nhận thức và khám phá thế giới bên ngoài. Chính việc thiết lập và sau đó là sự vi phạm các giới hạn này sẽ quyết định phần lớn sự xã hội hóa đứa trẻ trong tương lai. Nếu trẻ vi phạm các giới hạn, trẻ cần biết là mình làm như vậy một cách cố ý và biết “luật chơi”. Trẻ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Điều quan trọng ở đây là tiếp tục trấn an trẻ về tình yêu thương mà ta dành cho trẻ và khiến trẻ hiểu rằng trẻ có quyền làm những điều ngu ngốc, nhưng trẻ biết hậu quả của chúng.

Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc ở trẻ: khi lòng tự tôn phụ thuộc vào việc thấu hiểu người khác

Từ khi sinh ra cho đến 3 tuổi, đứa trẻ thể hiện cảm xúc của mình và thể hiện sự đồng cảm: nó nhạy cảm với cảm xúc của người khác. Cần phải coi trọng năng khiếu kép này, vì nó cần thiết cho sự phát triển và năng lực của trẻ để hướng về người kia: “Bạn buồn à? Tôi sẽ an ủi bạn…”Đây là cái mà Daniel Goleman, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, gọi là“ trí tuệ cảm xúc”. Kiểu trí thông minh này làm tăng kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, điều này cần thiết cho hạnh phúc của mỗi cá nhân và do đó là lòng tự tôn. Do đó, cha mẹ phải truyền đạt cảm xúc của chính họ, bằng những thuật ngữ đơn giản: “Mẹ vui vì con ngoan”,“Mẹ buồn khi mẹ có cảm giác là con không nghe lời mẹ”, để trẻ hình thành cảm xúc của mình và hiểu cảm xúc ​​của người khác.

Thích ứng với tính cách của trẻ

Mỗi đứa trẻ là sản phẩm của sự giáo dục nên nó, nhưng cũng là của tính cách tự nhiên của nó. Muốn thay đổi trẻ bằng mọi giá để nó vừa với chiếc hộp “đứa con lý tưởng” sẽ là vô ích, thậm chí nguy hiểm. Có thể một đứa trẻ, rong số các anh chị em là người “hư” và gây nhiều sóng gió nhất! Nhưng trẻ đó lại có thể trở thành người năng động nhất, cởi mở nhất và hòa đồng nhất. Điều gì sẽ xảy ra nếu cha mẹ cho đứa trẻ này một sự giáo dục rất, nếu không phải là quá nghiêm khắc? Liệu trẻ có phát triển những phẩm chất tương tự, có tự chủ và có được lòng tự tôn tốt khi lớn lên hay không?

Phủ nhận tính cách của đứa trẻ là tước đi giá trị của nó, vì điều đó có nghĩa là nói với nó rằng nếu nó khác đi thì nó sẽ tốt hơn. Đây là lý do tại sao những lời chỉ trích phải liên quan đến những hành vi cụ thể. Thay vì hét lên, “Con đúng là không bao giờ làm được những gì mẹ yêu cầu con!“, tốt hơn là bạn nên nói:“Mẹ rất giận khi mẹ bảo con ở bên cạnh mẹ mà con không làm thế, bởi vì mẹ sợ điều gì đó sẽ xảy ra với con.”

Video tóm tắt nội dung cần nhớ:

Các bài viết được biên tập theo cuốn sách Phát triển lòng tự tôn (Développer son estime de soi), 2012, tác giả Marie-Laure Cuzarq

Vân Anh dịch, biên tập và trình bày

—- (*) Bản quyền bài viết thuộc về Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ. Fanpage Viện Tâm Lý Học & Truyền Thông: https://www.facebook.com/InstituteofPsychologyandMedia

Vân Anh Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang