Nhiều người trải qua lo âu (anxiety) hay trầm cảm (depression) cũng biết rằng các triệu chứng của mỗi loại không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng. Chúng có thể, chẳng hạn, chồng chéo lẫn nhau. Các triệu chứng thường gặp của lo âu và trầm cảm bao gồm khó tập trung, khó ngủ, mệt mỏi và mất hứng thú với những hoạt động thường được yêu thích trước đây. Không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận biết được tình trạng nào đang gây ra các triệu chứng. Trong nhiều trường hợp, người ta dường như trải qua các khía cạnh thuộc về cả lo âu lẫn trầm cảm. Họ có thể không biết liệu họ đang đối mặt với lo âu, trầm cảm, hay thậm chí là cả hai. Một lý do cho sự nhầm lẫn này là khả năng tình trạng này “bắt chước” tình trạng khác.Không phải lúc nào cũng có thể hoặc cũng cần thiết phải xác định một nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng. Nhưng việc biết nguyên nhân gốc rễ của các triệu chứng có thể giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. Hiểu sâu hơn về trải nghiệm của bạn cũng có thể giúp bạn có nhiều hy vọng hơn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp.
SỰ KHÁC BIỆT CHÍNH GIỮA LO ÂU VÀ TRẦM CẢM
Lo âu là cảm giác lo lắng thường trực. Nó có thể tự xảy ra hay được kích hoạt bởi các sự kiện hoặc yếu tố nhất định. Các dấu hiệu thể chất của lo âu thường bao gồm khó thở, thở ngắn và căng cơ. Những người đối phó với lo âu đôi khi trải qua các cơn hoảng loạn (panic attacks), tim đập nhanh và chóng mặt.
Trầm cảm là tình trạng buồn bã kéo dài hoặc mất hứng thú với các hoạt động trước đây người đó yêu thích. Đặc trưng của nó là ít năng lượng, cảm giác giá trị bản thân thấp và đôi khi có ý nghĩ tự tử.
Các triệu chứng trùng lặp giữa lo âu và trầm cảm thường có nguồn gốc khác nhau. Ví dụ, lo lâu có thể khiến một người ngừng một hoạt động hoặc rút lui khỏi môi trường xã hội. Điều này thường là do những thứ trên có thể kích hoạt cơn hoảng loạn. Trầm cảm cũng có thể khiến người ta rút lui theo những cách tương tự. Trong trường hợp trầm cảm, việc rút lui có thể là do mất hứng thú với hoạt động này. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng là các triệu chứng khác thường liên quan đến trầm cảm. Nhưng lo âu cũng có thể gây mất năng lượng, có thể xuất phát từ cảm giác kiệt sức. Tình trạng mệt mỏi này thường là do các mô thức tư duy nhiều lo âu, suy nghĩ ám ảnh (obsessive thinking) hay nghiền ngẫm quá lâu (rumination). Nếu là trầm cảm, mất sức có thể xảy đến như một triệu chứng chính.
Cả hai điều kiện đều có thể gây ra sự thoái lui xã hội hoặc thay đổi mức độ hoạt động của người đó. Những triệu chứng này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể sẽ cần đến các cách tiếp cận khác nhau nhằm giải quyết những nguyên nhân này.
DẤU HIỆU CHO THẤY LO ÂU CÓ THỂ LÀ NGUYÊN NHÂN
Nếu bạn nhận ra mình có hầu hết các triệu chứng này, bạn có thể đang trải qua lo âu: Tay hay chân lạnh, đổ mồ hôi, tê, ngứa ran; Hụt hơi; Tim đập nhanh; Nhiều ý nghĩ dồn dập; Khô miệng; Buồn nôn; Chóng mặt…
Việc được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu cụ thể cũng có nghĩa là lo lắng là nguyên nhân gốc rễ. Ví dụ, một người trải qua các cơn hoảng loạn hoặc lo âu xã hội vẫn có thể có các triệu chứng trầm cảm. Những điều này có thể khiến con người rút lui khỏi cuộc sống, các mối quan hệ hay các môi trường xã hội. Hành vi này có thể gây ra cảm giác vô vọng và cô đơn, có thể giống như trầm cảm.
Lo âu cũng có thể là một nguyên nhân khả dĩ hơn nếu: Bạn có tiền sử lo âu trong gia đình? Bạn từng có chứng nhút nhát khi còn nhỏ? Bạn đã trải qua những triệu chứng này từ khi còn nhỏ?
Những người được chẩn đoán bị trầm cảm có thể cảm thấy lo âu. Thuật ngữ cho tình trạng này là “buồn rầu lo lắng (anxious distress)”. Đặc trưng của nó là cảm giác căng thẳng, bồn chồn và khó tập trung. Cảm giác tuyệt vọng đi kèm với chứng trầm cảm có thể khiến bạn lo lắng về tương lai. Những người bị trầm cảm và lo âu có thể có nguy cơ tự tử cao hơn. Với những trường hợp này, điều quan trọng là phải tìm cách điều trị.
DẤU HIỆU CHO THẤY TRẦM CẢM CÓ THỂ LÀ NGUYÊN NHÂN
Trầm cảm được phân loại là rối loạn trầm cảm nặng trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5). Một dấu hiệu chính của bệnh trầm cảm là các giai đoạn trầm cảm chính. Khi những điều này xảy ra, các triệu chứng trầm cảm có thể trở nên nghiêm trọng đến mức hạn chế hoạt động hàng ngày của con người. Một số dấu hiệu chính khác của bệnh trầm cảm là:
• Cảm giác buồn rầu dữ dội
• Ngủ quá nhiều
• Mệt mỏi hoặc cảm giác bị “đè nặng”
• Cảm giác vô vọng hoặc tội lỗi
• Quá trình tư duy chậm lại
• Có những suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
Một số loại trầm cảm thì dễ xác định hơn, giống như mô tả phía trên. Ví dụ, trầm cảm do một sự kiện nào đó trong cuộc sống có thể dễ dàng được xác định. Trầm cảm sau sinh, xảy ra sau khi sinh con, hoặc rối loạn cảm xúc theo mùa, bao gồm các triệu chứng trầm cảm có các yếu tố kích hoạt riêng biệt. Những người chủ yếu trải qua lo âu cũng có thể được chẩn đoán mắc một trong những tình trạng trầm cảm này. Với những trường hợp đó, các điều kiện trên sẽ được coi là cùng xảy ra, hoặc như bệnh kèm theo (comorbid). Thuật ngữ này được sử dụng khi xuất hiện hai điều kiện riêng biệt.
Chính vì vậy, trải nghiệm qua lại giữa lo âu và trầm cảm có thể khiến ta nản lòng. Nó có thể giống như một chu kỳ tiêu cực, trong đó trạng thái cân bằng – ta biết là rất cần thiết nhưng rất khó đạt được.
Trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân khả dĩ hơn nếu: Trong gia đình bạn đã có người bị trầm cảm; Bạn vừa trải qua một mất mát đau thương gần đây… Nếu một người chỉ được chẩn đoán là mắc chứng lo âu, người đó vẫn có thể có dấu hiệu trầm cảm. Những người lo âu có thể tiêu hao nhiều năng lượng của họ cho việc lo lắng. Suy nghĩ này có thể khiến họ không còn nhiều năng lượng thực hiện các công việc hay sở thích hàng ngày. Khi lo âu gây choáng ngợp hoặc kiệt sức, nó có thể bắt đầu giống với trầm cảm.
Trải nghiệm đảo qua đảo lại giữa lo lắng và trầm cảm có thể khiến ta nản lòng. Nó có thể giống như một chu kỳ tiêu cực, trong đó sự cân bằng là rất cần thiết nhưng rất khó đạt được.
LIỆU TÔI CÓ BỊ CẢ LO ÂU LẪN TRẦM CẢM HAY KHÔNG?
Có thể khó mà kết luận được rằng bạn có bị cả lo âu và trầm cảm hay không hoặc nếu các triệu chứng của trình trạng này này giống như tình trạng kia. Trong một nghiên cứu, 72% những người mắc chứng lo âu tổng quát có tiền sử trầm cảm. Trong khi đó, chỉ 48% người bị trầm cảm có tiền sử lo âu. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng lo âu và trầm cảm kèm theo có thể phổ biến hơn ta nghĩ ban đầu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh đi kèm có thể mang tính tích lũy. Điều này có nghĩa là một người có thể bị lo âu và trầm cảm ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Một số chuyên gia cho rằng lo âu khi còn trẻ có thể làm tăng khả năng bị trầm cảm trong tương lai. Nhưng trầm cảm cũng có thể báo trước sự lo âu.
KHI BẠN BỐI RỐI VỀ CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA MÌNH
Các câu hỏi hoặc thắc mắc về trầm cảm và lo âu nên được chuyển đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần đáng tin cậy. Các nhà trị liệu thường được đào tạo để xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề. Thảo luận về các triệu chứng của bạn trước và trong khi thực liệu pháp có thể giúp bạn khám phá ra nguồn gốc của vấn đề khiến bạn tìm kiếm sự trợ giúp. Khi bạn và nhà trị liệu xác định được vấn đề, bạn có thể học cách khắc phục hoặc quản lý nó.
Liệu pháp trò chuyện có thể hữu ích trong việc xác định nguyên nhân của các triệu chứng nhất định. Một nhà trị liệu được đào tạo có thể giúp làm sáng tỏ các triệu chứng của bạn và xem điều gì có thể gây ra chúng. Vậy nên, cho dù bạn trải qua lo lắng, trầm cảm hay cả hai, bác sĩ trị liệu của bạn có thể giúp lập một kế hoạch để giải quyết những tình trạng đó lâu dài. Điều này có thể có nghĩa là bạn sẽ có nhiều buổi trị liệu hơn, một nhóm hỗ trợ, giáo dục tâm lý hoặc thuốc và điều trị với bác sĩ tâm thần kết hợp với liệu pháp.
Bất kể bạn thực hiện những bước tiếp theo nào, điều quan trọng cần nhớ là mọi người trải qua lo lắng và trầm cảm theo cách khác nhau. Không phải lúc nào bạn cũng cần biết mọi nguyên nhân của vấn đề sức khỏe tâm thần thì mới điều trị được nó. Nhưng việc gọi tên và xác định được một vấn đề, đặc biệt là một vấn đề gốc rễ, có thể giúp giảm bớt cảm giác lo lắng hoặc không chắc chắn ở một số người. Hãy nhớ rằng bạn không bao giờ đơn độc. Bất kỳ sự trợ giúp và hướng dẫn nào để cải thiện sức khỏe tâm thần của bạn có thể chỉ cần nằm ở một câu hỏi đặt ra đối với một nhà trị liệu đáng tin cậy.
